Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

THÁNG BẢY


NGUYỄN CHÂU ÁNH DIỆU 

Chiều nhớ loài hoa vàng như nắng
Tháng bảy bình yên tôi thật vắng
Nhìn ra phố nắng nở hoa trên những thân người

Cò con hay là Cello tháng Sáu


có con cò con vuốt lưng mình sau buổi kiếm mồi mệt lả
cái lưng ong mỏi rời
hay là đêm đã giậm châm quá mạnh?

Ôi cánh đồng quê

Bài thơ của nhà thơ Trịnh Hoài Giang. Bản dưới đây có thể là một dị bản do truyền tụng qua nhiều người. Nghe câu dự án mà đau đớn lòng... Bài thơ nóng hổi tính thời sự khi ta biết rằng việc « mở rộng địa giới thủ đô » không còn là dự án mà đã được Quốc hội « nhất trí thông qua ». (Theo Forum).

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

"CON NỢ" CỦA NHÂN GIAN

"Nhà phê bình cần tri thức và bản lĩnh. Tôi thấy mình có cả hai." Phạm Xuân Nguyên đã nói một câu rất ngạo như thế.

CÁI TÀI GIẮT LƯNG


Tài năng, đó là một cái vốn. Cái vốn trời cho. Chẳng phải tôi nghĩ ra điều này, mà là anh nho sinh Nguyễn Công Trứ cách nay gần hai trăm năm. Chàng Trứ rất tự tin: "Trời đất cho ta một cái tài / Dắt lưng dành để tháng ngày chơi". Thế nghĩa là ta có một cái vốn, vốn này không phải tiền bạc. Tiền bạc thì con người cố sẽ kiếm được, nhiều nữa là khác. Vốn này là cái tài, mà tài thì của trời cho, nên chi đừng cạnh tranh, so bì hơn thiệt. 

Bài văn "gây kinh hoàng” trên Internet

“Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác.”

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Rồng Trung Hoa lột xác hóa con bò


Trần Mạnh Hảo

Rồng Trung Hoa mấy nghìn năm vờn lân giả
Mua vui theo nhịp trống xin tiền
Rồng xưa vừa lột xác
Thành siêu bò điên
Lè lưỡi liếm trái đất
Xù miệng hổ tam bành

"Thơ của một người yêu nước mình", góp lời cùng các nhà thơ Việt Nam

Đỗ Trọng Khơi

BUỒN THIÊNG
Tôi quỳ trước Nỗi Buồn như quỳ trước Mẹ
Mẹ thiêng liêng và Nỗi Buồn cũng thế
trước Mẹ - con được còn thơ bé!
trước Nỗi Buồn – con sẽ lớn khôn lên!

Thư của một người già gửi nhiều người già hộ những người trẻ

Một người trẻ (Bùi Hoàng Tám chấp bút)

Bức thư này không phải những người trẻ không viết được. Thậm chí là “nạn nhân”, họ viết còn hay hơn cái “lão già” Bùi Hoàng Tám này nhiều. Họ không dám viết bởi sợ bị qui chụp là láo, là vô lễ với tiền nhân… Còn “lão Tám” này đã thuộc thế hệ già, nói người cũng chính là nói mình nên liều mình chấp bút thay họ vậy.

Baidu can thiệp trái phép vào máy tính ở VN

Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao về khả năng trang mạng Baidu gây hại đến người dùng máy tính tại Việt Nam.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Mặt trời đuôi công



Từ lâu những bức tranh thiếu màu cảm xúc
Nét vẽ khô khốc
Em đi tìm chính mình
Bằng sự phân tâm lười nhác

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Bùi Ngọc Tấn - Người chăn kiến


Phạm Tường Vân 

Tôi muốn gọi ông như vậy, dù đó là tên một nhân vật do chính ông tạo ra trong một truyện ngắn cùng tên.
Truyện kể về một ông giám đốc bị đi tù oan, rồi nhờ dáng vẻ trí thức, ông được một “đại bàng” giàu óc tưởng tượng và chán trò đấm đá tha cho trận đòn “nhập môn” mà đựơc trần truồng đứng làm tượng Nữ Thần Tự Do. Đóng vai này, ông thèm đựơc là một người trong cả chục người vây chung quanh phục dịch “đại bàng”, thèm đựơc như ông già chủ nhiệm hợp tác rụng hết răng móm mém ôm bọc “nội vụ” đi quanh buồng giam hát ru em bài Bé bé bằng bông. Và đặc biệt thèm đựơc chăn những con kiến trong cái vòng tròn bé tí vẽ bằng gạch non trên nền buồng giam, một trò chơi do tay “đại bàng” nghĩ ra. Cho đến ngày ông được minh oan, trở về công việc cũ. Tất cả đều ổn. Nhưng cứ vào giờ ngủ trưa, phòng giám đốc luôn khóa trái: ông nhìn trước nhìn sau, rồi mở ngăn kéo, lôi ra hai con kiến, vẽ một cái vòng tròn nhốt chúng, bẻ bánh bích quy cho chúng ăn, lấy name-card chặn chúng… Rồi như sực nhớ, ông hốt hoảng cởi bỏ áo quần, leo lên bàn, mắt nhìn về phía xa, tay giơ cao kiêu hãnh, trong tư thế của Nữ thần Tự do.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

ĂN MÀY CA DAO


              (Đãi người thâm thuý)              
                                      DUỆ ANH
Thôi đừng trúc mọc bờ ao
Để trăng ướt rượt lời chào nguẩy đi
Tầm xuân cánh biếc hồ nghi
Dẫu tàn hương bưởi, ta đi có đành

CHÙM THƠ TRỮ TÌNH MÀ GIẦU TÍNH THẾ SỰ


 (ĐỖ TRỌNG KHƠI CHỌN BÌNH)

         NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ
         GÁNH NƯỚC SÔNG
         Những ngón chân xương xẩu, móng dài, đen tõe ra như móng chân gà mái
         Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
         Những người đàn bà xuống gánh nước sông.
         Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
         Một bàn tay họ bám vào đòn gánh bé bỏng chơi vơi
         Bàn tay kia bấu vào mây trắng.
         Sông gục mặt vào bờ đất lần đi

Tôi chỉ cần 2 mét đất là xong!


Tháng 9/2010, Chính phủ vinh danh 88 công dân tiêu biểu chống tham nhũng, trong đó có bà Nguyễn Thị Hòa (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội). Nhưng không vì thế mà tính mạng của tôi hết bị đe dọa. Người đàn bà từng bán cả nhà để lấy tiền trang trải cho cuộc chiến chống tham nhũng nói trong nước mắt.

Chùm thơ Trần Mạnh Hảo



BAY QUA NƯỚC NGA

Bay mãi không hết đường đi đầy của văn hào Dox
Bay mãi không hết thế kỷ đỏ Xiberi cả đất nước ngồi tù
Bay mãi không hết trò đổi ngôi của các chính trị gia ma giáo
Bay
mãi không hết nước Nga buồn cơn gió khóc hu hu

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Chiều Tà, Rửa Tay Gác Kiếm: Nguyễn Mộng Giác


Nguyễn Mộng Giác, một thời là linh hồn của tạp chí Văn Học, California gần hai mươi năm, tươi cười đón chúng tôi tận cửa như ngày nào còn trẻ, còn khỏe. Cái cười thân thiện gắn liền trên môi anh mấy chục năm nay tôi nhận ra liền dầu chủ nhân của nó có thay đổi theo thời gian và sức khỏe.

PHÙNG CUNG GIỮA TRĂNG SAO & MỘ CHÍ

Tưởng Năng Tiến
L.T. Đ: Nhà văn Nguyễn Mộng Giác qua đời đã từ trần vào lúc 10 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 7 năm 2012 tại tư gia - thành phố Westminster, Orange County - thọ 73 tuổi. Bài viết sau đây có nhắc lại đôi chút kỷ niệm về ông. Chúng tôi xin phép được đăng lại nơi đây như một nén hương lòng để tưởng niệm những người đã khuất.
Tưởng Năng Tiến
*
Những người không uống rượu thường (hơi) nghiêm nghị. Tôi ít khi giao du với họ. Ông Nguyễn Mộng Giác là một người như thế. Bởi thế, trong suốt thời gian ông ấy còn sống độc thân (tại chỗ) chúng tôi chỉ ngồi lâu được với nhau - đằm thắm và tuơng đắc - chỉ độ mươi lần.
Có lần, ông Giác có tâm sự chi buồn, và (chắc) buồn ghê lắm. Thoáng thấy tôi, đương sự mừng ra mặt, lật đật lôi đâu ra một chai ruợu bự, và hào sảng rót ngay ra hai ly đầy ắp.

MỘT CHỮ THÀNG


Bài viết này vốn đã được đăng trên Văn Học số 233, tháng 9 & 10/2006, số đặc biệt về Nguyễn Mộng Giác. Nay nghe hung tin anh đã từ giã cõi đời, xin được viết lại với tất cả niềm thương tưởng, như một lời chia tay và đưa tiễn bạn văn Nguyễn Mộng Giác về chốn non ngàn. [HXS]

Hồi còn bên nhà, lúc bắt đầu khởi nghiệp (chướng) viết lách lai rai vào khoảng thập niên 63/64 – giai đoạn hiển lộng của những cây bút miền trung trên các diễn đàn Văn, Văn Học, v.v. – tôi chưa thấy tên tuổi Nguyễn Mộng Giác hiện diện trên các mặt báo. Đùng một cái, anh xuất quân ồ ạt như thác lũ, bắn những phát trọng pháo đầu tiên vào trường văn chương chữ nghĩa. Thật thế, Nguyễn Mộng Giác xuất hiện trên văn đàn, khởi từ Bách Khoa, như một hiện tượng. Chẳng phải là nhờ bàn tay phù phép, lăng xê của một ai, anh đến với văn chương bằng tài năng đích thực của mình (mặc dù Nguyễn Mộng Giác là một trong những đồng hương mật thiết với nhà văn uy tín, gốc Bình Định, Võ Phiến thời bấy giờ). Những gì Nguyễn Mộng Giác viết ra đã gặt được lòng tin cậy của bạn đọc cũng như văn giới. Trước tác của Nguyễn Mộng Giác, hầu hết, nặng ký. Anh viết nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài, tiểu luận, nhận định văn học, v.v. Mỗi một dòng chữ viết ra được dẫn dắt bởi một ngòi bút cẩn trọng, chín chắn, luôn luôn tạo một ấn tượng hay đặt để một điều gì đó cần suy gẫm nơi bạn đọc. Chẳng phải là những sáng tác hời hợt, đọc lướt qua, thỏa mãn một nhu cầu giải trí nào đó. Nói điều khiêm nhượng như thi gia tiền bối Nguyễn Du từng thố lộ, những trước tác dù mua vui cũng được một vài trống canh của Nguyễn Mộng Giác cũng đã đoạt được một vài giải thưởng văn học nghệ thuật quan trọng (hình như là Bóng Thuyền Say hay Đường Một Chiều, nếu không nhầm trong trí nhớ tồi tệ của tôi). Trong anh còn tiềm tàng một nguồn lửa sáng tạo âm ỉ đốt, và rất mãnh liệt khi cần bùng cháy. Chẳng thế mà những bộ trường thiên Mùa Biển Động, Sông Côn Mùa Lũ viết trong hoàn cảnh khó khăn cũng đã rỉ rả góp mặt với đời tạo được nhiều tiếng vang đáng kể.

Về thể loại TIỂU THUYẾT TRƯỜNG THIÊN

Tưởng niệm Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) 

Đặng Tiến

Trường thiên tiểu thuyết là thuật ngữ Nguyễn Mộng Giác đã dùng để gọi thể loại mà ông sử dụng khi viết Mùa biển động : một tiểu thuyết dài nhiều lần hơn mức trung bình, chia thành nhiều tập, đưa ra một tuyến nhiều nhân vật, sống trong một giai đoạn lịch sử dài, và những hoàn cảnh khác nhau.

Giác đi. có tôi và bông hải đào nói lời chia tay

chúng ta sống để nhìn bạn bè ra đi

giác đã đi sao
giác của diệu chi
không còn nghe tiếng cười như nắng vỡ trên những bông trúc đào dọc theo các con đường ở westminster
không còn thấy ánh mắt nheo
nhắc đến tên dung của tôi
và diệu uyển

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN MỘNG GIÁC


PHÂN ƯU:
Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác 1940-2012
Chúng tôi nhận được tin buồn Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác, Pháp Danh Thiền Ngộ, vừa qua đời vào lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 lúc 10:15 pm tại tư gia (Westminster, California, USA). Nhà văn Nguyễn Mộng Giác từng đảm nhiệm chức vụ Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến 2004 và là tác giả của các bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Mùa Biển ĐộngSông Côn Mùa Lũ. Sự ra đi của nhà văn nguyễn Mộng Giác là một tổn thất cho văn học Việt Nam trong và ngoài nước.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Jacquelyn Ngô - tài năng hội họa 6 tuổi gốc Việt

- Những bức tranh của Jacquelyn Ngô làm kinh ngạc giới hội họa và người xem bởi màu sắc rực rỡ, năng lượng đầy ắp mà cô bé truyền tải.

Cái mới ở đâu?


Inrasara
Ta đã từng nhân danh cái quen thuộc, cái đã biết để chèn ép cái chưa biết, cái xa lạ; ẩn náu trong lô cốt truyền thống để bắn phá các nỗ lực sáng tạo [có thể thành truyền thống ở thì tương lai]; ta đã từng núp dưới bóng đàn anh, bóng đại văn hào quá khứ mà rẻ rúng sự liều lĩnh khám phá cái mới của tuổi trẻ; dựa hơi tập thể để miệt thị cá tính sáng tạo đầy lạ biệt…
Khả năng nhận diện và tâm thế đón nhận cái mới ít liên quan đến thế hệ. Dù thế hệ mới nhờ ưu thế tuổi tác, dễ làm quen với cái mới, cái xa lạ. Dễ làm quen thôi, chứ chưa chắc đã chấp nhận, nhất là với cái mới trong văn chương. Sự thể cả bốn thế hệ người viết nhận định về thơ tân hình thức và sáng tác hậu hiện đại giai đoạn qua, là minh chứng. Không phải dị ứng cụ thể, mà ở thái độ rất chung chung. Như là cách ứng xử với cái mới, cái xa lạ.

Em lơ mơ một lời ngủ gật


Đi qua những ngày bình yên
Tong tả mưa sang thu

TẬP BUỒN

 
Làm sao
            vắng lặng
                        ngày chay
Mát lên
            nhúm chút hồn gầy
                                    cho nhau

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Học làm Dân

“Chân dung biếm họa 100 nhà văn nhà thơ Việt Nam hiện đại”


1. Hồ Phương
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

2. Nguyễn Đình Thi
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.

Đại gia và...quan chức

Kỳ Duyên
Có hai câu chuyện, ngẫu nhiên không hẹn mà thành "gặp nhau cuối tuần", nhưng không phải để bạn đọc cười, mà đọc xong, hẳn nó thành "ga la"... khóc.

XUÂN SÁCH : Chân Dung Tự họa

Lê Xuân Quang

(Thắp nén hương nhân ngày giỗ lần thư 4 của nhà văn Xuân Sách (2.6.2008 – 2.6.2012), 80 năm ngày sinh (4.7.1932 – 4.7.2012)
Cách nay hơn 10 năm, anh bạn thân cho tôi mượn tập thơ Chân Dung Nhà Văn (CDNV) của tác giả Xuân Sách. Tập thơ có hình thức trình bầy gây ấn tượng : Các bài thơ in chữ viết thường nhưng rất đẹp, độ dầy khiêm tốn, vẻn vẹn 100 bài thơ, mỗi bài dài từ 4 - 6 đến 8 câu, theo các thể thơ phổ thông đang thịnh hành. Mỗi bài thơ vẽ chân dung một Văn - Nghệ - Sĩ của giòng văn chương Việt Nam đương đại - từ 1924 đến 1992 .
Các chân dung không thể hiện hình hài quan sát từ bên ngoài - như mọi bức vẽ bằng cọ, ảnh chụp của Họa sĩ, nghệ sĩ Nhiếp ảnh. Xuận Sách ‘’vẽ’’ CDNV bằng lời thơ, ‘’bắt’’ người thưởng thức phải’’Giải mã’’, suy nghĩ… tìm… liên tưởng… những từ ngữ trong câu thơ, đối chiếu với các tác phẩm của tác gỉa đã xuất bản, rồi từ đó suy ra: Bài Thơ ‘’vẽ’’ ai? Đây là chân dung văn nghệ sĩ nào?

Sao em chẳng ở nhà đợi chị


 Nguyễn Châu Ánh Diệu

Sao em chẳng ở nhà đợi chị về, Quýt của chị
đợi chị về ào vào lòng chị.

Sao em chẳng ở nhà đợi chị về
đợi chị về liếm lên má chị
Bao yêu thương thể hiện thế nào đây?