(ĐỖ TRỌNG KHƠI CHỌN BÌNH)
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ
GÁNH NƯỚC SÔNG
GÁNH NƯỚC SÔNG
Những ngón chân xương xẩu, móng dài, đen tõe ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông.
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông.
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng.
Một bàn tay họ bám vào đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng.
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã bỏ đi.
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã bỏ đi.
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên.
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên.
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
1992
NGUYỄN QUANG THIỀU
NGUYỄN QUANG THIỀU
Bình:
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời... Câu thơ này được nhắc lại hai lần như một chứng chỉ thời gian xác định về một giấc mơ, một tinh thần sống: Mơ tới điều thiêng!
Những người đàn bà gánh nước sông, làm công việc thường nhật của người nội trợ, cũng là công việc tưới tiêu mùa vụ (?) và sông là nguồn của biển, vậy công việc gánh nước sông ở đây có ẩn dụ không mục đích tát biển, làm vơi cạn sự mênh mông của biển mà ở nơi cuối nguồn ấy, những người đàn ông đang mơ giấc mơ thiêng? Giấc mơ nuôi hồn bao thế hệ:
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ...
Một nỗi đau sâu sắc và khó lý giải ở điểm, những con cá thiêng mơ ước câu được của bao thế hệ lại xuất hiện trong trạng thái linh hiển, nó quay mặt khóc trước sự lộ tâm ngờ nghệch của con người. Qua đây đặt ra câu hỏi, người đi câu hiện diện trong tư cách săn bắt, hay tư cách kiếm tìm phần sống thiêng liêng? Và có thể lý giải, đây là cuộc kiếm tìm điều thiêng (cá thiêng) ở cõi đời và trong ngay chính bản thân mình. Vậy mới thấy được giọt nước mắt rơi từ thẳm sâu điểm đích: Những con cá thiêng quay mặt khóc, một cách thể hiện sự đồng cảm, đợi chờ nhưng vẫn phải quay mặt đau đớn chối từ.
Thơ mang một sẻ chia đau đớn về giới hạn và khơi lộ một sứ mệnh mang giấc mơ vượt qua giới hạn có tính cách lịch sử của điều thiêng trong đời sống tâm thức cộng đồng.
Với sức bút tượng trưng, ẩn dụ và biên biểu tượng rộng thường tạo cho thơ tính quy mô, sức khái luận không nhỏ. Lối bút này đã cho thơ Nguyễn Quang Thiều một dòng mạch riêng biệt.
HOA HUỆ
Hoa huệ trắng. Và bức tường cũng trắng
Sao bóng hoa trên tường lại đen?
Sao bóng hoa trên tường lại đen?
Em đừng nhìn đi đâu, nữa em
Tôi không biết, vì sao, ai có lỗi
Tôi không biết, vì sao, ai có lỗi
Nhưng sẽ mãi còn lại đây câu hỏi
Sao bóng hoa trên tường lại đen?
Sao bóng hoa trên tường lại đen?
BẾ KIẾN QUỐC
Bình:
Thơ gợi lên cảnh lứa đôi, với hai nhân vật “anh anh, em em” đang phân trần về một “lỗi kỹ thuật” gì đó nẩy sinh trong quan hệ mà rất khó làm sáng tỏ. Nhưng soi chẻ vào từng con chữ, ngẫm ngợi sâu xa lại thấy, dường như điều cốt yếu là tác giả dụng thủ pháp “vẽ mây nẩy trăng”, chữ “tình” chỉ là cái phông nền, mượn cảnh.
Thơ lấy màu sắc làm nền.
Hoa huệ trắng. Và bức tường cũng trắng
Sao bóng hoa trên tường lại đen...
Nhạc điệu và câu chữ của bài thơ không có gì đặc biệt. Điểm đặc biệt đáng nói về bài thơ này là sức phản ánh, biên biểu tượng.
Theo bản in trong tập Cuối rễ đầu nhành - nxb Hà Nội – 1994, bài thơ có sáu câu. Chỉ với sáu câu thơ, tác giả đã sử dụng lặp lại hai lần câu cho một câu hỏi: Sao bóng hoa trên tường lại đen. Đây là sự lãng phí chữ hay một dụng công nghệ thuật?
Hoa huệ: trắng, bức tường: trắng, và ánh sáng, như mắt thường nhận biết cũng là màu sáng trắng. Màu sắc từ nguyên mẫu tới màu sắc của các đối tượng tương giao đều là màu trắng, vậy mà sao màu sắc được phản ánh, in lại trên bức tường trắng kia lại thành ra ra đen? Qủa là đã có sự khác biệt lớn, không thể không gây nghi vấn. Sự nghi vấn về kết quả, khả năng phản ảnh và sự nghi vấn, tất yếu, đặt lại cả về bản chất thực của nguyên mẫu. Thế mới sinh một ám ảnh, một lo âu trong chữ mãi - sẽ mãi còn lại đây câu hỏi... Một lo âu, ám ảnh lâu dài, hết sức bí ẩn đang đồng hành, hiện hành trong đời sống!
Thêm nữa, huệ là loài hoa mang trong nó quan niệm về tín ngưỡng. Ngày giỗ Tết, bái viếng hương hồn người thân, hoa huệ thường được dùng làm đồ thờ phụng. Nghĩa hồn thơ ám ảnh về cả điềm gì đó vốn được coi là căn cốt, cao quý (!)
Thơ lấy màu sắc làm nền, lấy hiện tượng làm ý tưởng. Để rồi từ nền tảng ý tưởng ấy, trường liên tưởng, biên biểu tượng vấn đề mới lan tỏa, ôm trùm lên cả cõi sống. Một cõi sống đầy ám ảnh, gây hồ nghi và mang dự cảm về sự biến đổi bản chất. Dự cảm - là một chức năng sâu thẳm và quan thiết của sáng tạo nghệ thuật thơ văn.
Sau mấy chục năm, trải qua những biến cải nhân tình, đọc lại khúc thơ này, quả thực tôi rất xúc động và cảm phục về sức biểu cảm, dự cảm của nó.
Thơ lấy màu sắc làm nền.
Hoa huệ trắng. Và bức tường cũng trắng
Sao bóng hoa trên tường lại đen...
Nhạc điệu và câu chữ của bài thơ không có gì đặc biệt. Điểm đặc biệt đáng nói về bài thơ này là sức phản ánh, biên biểu tượng.
Theo bản in trong tập Cuối rễ đầu nhành - nxb Hà Nội – 1994, bài thơ có sáu câu. Chỉ với sáu câu thơ, tác giả đã sử dụng lặp lại hai lần câu cho một câu hỏi: Sao bóng hoa trên tường lại đen. Đây là sự lãng phí chữ hay một dụng công nghệ thuật?
Hoa huệ: trắng, bức tường: trắng, và ánh sáng, như mắt thường nhận biết cũng là màu sáng trắng. Màu sắc từ nguyên mẫu tới màu sắc của các đối tượng tương giao đều là màu trắng, vậy mà sao màu sắc được phản ánh, in lại trên bức tường trắng kia lại thành ra ra đen? Qủa là đã có sự khác biệt lớn, không thể không gây nghi vấn. Sự nghi vấn về kết quả, khả năng phản ảnh và sự nghi vấn, tất yếu, đặt lại cả về bản chất thực của nguyên mẫu. Thế mới sinh một ám ảnh, một lo âu trong chữ mãi - sẽ mãi còn lại đây câu hỏi... Một lo âu, ám ảnh lâu dài, hết sức bí ẩn đang đồng hành, hiện hành trong đời sống!
Thêm nữa, huệ là loài hoa mang trong nó quan niệm về tín ngưỡng. Ngày giỗ Tết, bái viếng hương hồn người thân, hoa huệ thường được dùng làm đồ thờ phụng. Nghĩa hồn thơ ám ảnh về cả điềm gì đó vốn được coi là căn cốt, cao quý (!)
Thơ lấy màu sắc làm nền, lấy hiện tượng làm ý tưởng. Để rồi từ nền tảng ý tưởng ấy, trường liên tưởng, biên biểu tượng vấn đề mới lan tỏa, ôm trùm lên cả cõi sống. Một cõi sống đầy ám ảnh, gây hồ nghi và mang dự cảm về sự biến đổi bản chất. Dự cảm - là một chức năng sâu thẳm và quan thiết của sáng tạo nghệ thuật thơ văn.
Sau mấy chục năm, trải qua những biến cải nhân tình, đọc lại khúc thơ này, quả thực tôi rất xúc động và cảm phục về sức biểu cảm, dự cảm của nó.
CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một cánh diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
ĐỒNG ĐỨC BỐN
Bình:
Bài thơ có 4 câu mà dung lượng nó mang thì rộng. Thơ lấy cảnh lao động, vui chơi của trẻ nhỏ làm đối tượng miêu tả và làm phông nền cho một cảnh ý khác.
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một cánh diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một cánh diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Một không gian hồn nhiên, trong leo lẻo. Trẻ nhỏ thì chăn trâu, và mải mê thả diều, mải mê đến quên cả miếng ăn: củ khoai nướng. Đó là cảnh thật!
Dĩ nhiên, đặc thù của nghệ thuật thơ là việc hoạ sự thật như thật để xem cái bóng, cái giá trị chân thật đó là thế nào trước đời sống con người? Thể đồng dao, trong văn học cổ cũng thường hay mượn miệng trẻ con, mượn cách chơi trò của trẻ con mà truyền bá tư tưởng. Chăn trâu đốt lửa của Đồng Đức Bốn cũng học đồng dao, mượn bóng trẻ con để nuôi ý thơ mình. Bởi thế, phải xem cảnh Chăn trâu đốt lửa ở không gian thơ này cũng chỉ là cách mượn cảnh.
Phần mượn cảnh, náu ở đâu trong không gian trong leo lẻo kia?
Không gian xã hội của lớp tuổi thơ Chăn trâu đốt lửa kia là một không gian nghèo. Và cảnh nghèo đó được vẽ ra rất chi tiết: rạ rơm – nhiên liệu thì ít, đồ chơi con diều cũng chỉ có một con. Về miếng ăn cũng chỉ thấy xuất hịên ba từ củ khoai nướng. Rõ là ba từ ấy chỉ ra “khoai” cũng không có nhiều. Sự giầu có hào phóng ở không gian thơ này, chỉ có ở ông trời. Ông trời cho gió đông thì nhiều, và cho cả một cánh đồng kỳ tàn vụ, rất ít rạ rơm, rất thống thếnh, trống trải, vô tư. Tha hồ cho bọn trẻ con chơi thả diều nhé! Và dĩ nhiên, sau cảnh sắc kia, cảnh trò ấy, câu hỏi sẽ được đặt ra trong lòng người đọc tri âm, lòng xã hội: Cần có một không gian sống thế nào mới thực sự tốt đẹp, mới không dễ dẫn bước người vào phù phiếm, hư vô?
Thơ Chăn trâu đốt lửa hình chữ thì hẹp mà lượng chữ thì đầy. Cách hành ngôn thì ồn ào mà ý tứ thì sâu lắng. Đấy chính là cách khác người, hơn người của thơ Đồng Đức Bốn chăng.
Dĩ nhiên, đặc thù của nghệ thuật thơ là việc hoạ sự thật như thật để xem cái bóng, cái giá trị chân thật đó là thế nào trước đời sống con người? Thể đồng dao, trong văn học cổ cũng thường hay mượn miệng trẻ con, mượn cách chơi trò của trẻ con mà truyền bá tư tưởng. Chăn trâu đốt lửa của Đồng Đức Bốn cũng học đồng dao, mượn bóng trẻ con để nuôi ý thơ mình. Bởi thế, phải xem cảnh Chăn trâu đốt lửa ở không gian thơ này cũng chỉ là cách mượn cảnh.
Phần mượn cảnh, náu ở đâu trong không gian trong leo lẻo kia?
Không gian xã hội của lớp tuổi thơ Chăn trâu đốt lửa kia là một không gian nghèo. Và cảnh nghèo đó được vẽ ra rất chi tiết: rạ rơm – nhiên liệu thì ít, đồ chơi con diều cũng chỉ có một con. Về miếng ăn cũng chỉ thấy xuất hịên ba từ củ khoai nướng. Rõ là ba từ ấy chỉ ra “khoai” cũng không có nhiều. Sự giầu có hào phóng ở không gian thơ này, chỉ có ở ông trời. Ông trời cho gió đông thì nhiều, và cho cả một cánh đồng kỳ tàn vụ, rất ít rạ rơm, rất thống thếnh, trống trải, vô tư. Tha hồ cho bọn trẻ con chơi thả diều nhé! Và dĩ nhiên, sau cảnh sắc kia, cảnh trò ấy, câu hỏi sẽ được đặt ra trong lòng người đọc tri âm, lòng xã hội: Cần có một không gian sống thế nào mới thực sự tốt đẹp, mới không dễ dẫn bước người vào phù phiếm, hư vô?
Thơ Chăn trâu đốt lửa hình chữ thì hẹp mà lượng chữ thì đầy. Cách hành ngôn thì ồn ào mà ý tứ thì sâu lắng. Đấy chính là cách khác người, hơn người của thơ Đồng Đức Bốn chăng.
ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời
Có con người sống mà như qua đời
Có câu trả lời biến thành câu hỏi
Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
Có cha có mẹ có trẻ mồ côi
Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
Có cả đất trời mà không nhà ở
Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
Có thương có nhớ có khóc có cười
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.
1992
NGUYỄN TRỌNG TẠO
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Bình:
Thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ của một người nhàn. Ông là cách người vừa thong thả lao động, thong thả tản bộ và thong thả nêu ra những điều suy nghĩ tinh vi về cuộc đời. Nhờ ở cái cách, cái khí cốt ấy thơ ông có chỗ đạt tới sự minh triết. Xét vậy, nhàn cũng là cả một sự học sự tu dưỡng mới có được. Thưởng thơ ông gây cho ta cảm khái về cảnh tiêu dao của người xưa.
Đồng dao cho người lớn phản ánh tiêu biểu cho cái cảnh tình ấy.
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời...
Thể đồng dao thường được hồn dân gian nuôi ở nhịp bốn chữ. Đồng dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp tám chữ, nhưng soi chẻ rạch ròi vẫn thấy cái dư khí của hồn bốn chữ dân gian. Là một nhạc sỹ, ông đã khéo đưa tài nhạc sang thơ, chuyển nhịp 4/4 (nhịp phức) sang 2/8 (nhịp đơn). Sự công phu gây hiệu quả, ở dạng nhịp đơn (8 chữ) nhịp điệu thơ chuyển nhanh hơn, sáng hơn, bởi vậy ông giấu được kỹ hơn cái ẩn ý của sự so sánh, tính đối chứng. Ông đã lấy cái sáng - trong trẻo của nhạc điệu để ém giấu cái u uẩn - cái bóng của ý tưởng, tình cảm. Nào là, cái chết (cánh rừng chết) nhưng lại vẫn xanh¬; nào là sự sống (con người sống) nhưng lại như qua đời... Sự hữu hạn lồng trong sự vô hạn và ngược lại, sự vô hạn cũng nằm ngay trong sự hữu hạn. Nghĩa là, chân giá trị của đời sống được đặt giữa điểm giao khắc nghiệt nhất của Tâm và Vật. Bởi vậy, sự hữu hạn hay vô hạn không nằm ở vật chất mà nằm sâu trong tâm thể, tâm lý của tình. Hai câu thơ mở đầu bài là một nốt đồng dao suy nghiệm do tình. Nó vừa xuất hiện làm khúc dạo của vật (ngôn từ - vật thể), lại tựa như ngón tay trỏ thẳng tới mặt trăng, để mong thoát Vật hiển Tâm. Câu thơ thứ ba: có câu trả lời biến thành câu hỏi... đầy lưỡng tính, chông chênh xuất hiện nhằm khơi lộ một mạch sống, một cuộc vận động không ngừng của tư tưởng – xã hội, của bản chất đời sống, mang tính quy luật của cõi sống (một dấu vết bất khả tri của Kant!). Nhưng, ý tưởng của câu thơ này nghiêng về sự bất lực của tư tưởng - cấu trúc đời sống xã hội hơn là sự bất khả tri của tri thức (?!). Chính bởi vậy, những trớ trêu, chênh vênh, bất định của cảnh và tình mới liên tiếp thể hiện:
Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới...
Có cả đất trời mà không nhà ở...
Bài thơ có sáu khổ, mỗi khổ hai câu. Bốn khổ thơ trên là bốn góc nhìn của bức hoạ hoành tráng, vẽ ra lẽ mất - còn ở đời và tình thơ nghiêng về gam màu tối, lạnh. Phải tới hai khổ cuối, tình thơ mới sáng lên, bay lên trên đôi cánh phấn khích của niềm hy vọng. Lạc quan, hy vọng - một cội sinh tất yếu bao trùm lên tất thảy mọi bi kịch thương đau, nghiệt ngã cho mầm sống mới lại ươm gieo, nảy nở. Ấy là lẽ như thường - bất diệt trong cõi vô thường - tiêu hoại; là cái vô cùng vô tận của thời gian cuộc sống trong cái khung hữu hạn (có khi là hạn hẹp) của không gian địa lý (hay tư tưởng) ở chốn trần ai này.
Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió...
Và
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi...
Thơ vẽ lên một ảnh cười Di Đà. Nghìn năm vốn cũng chỉ trong chớp mắt, thì cái sự cái tình kia là gì? Có chăng chỉ là nếp mờ trong nét cười xanh của cỏ, của chốn tịnh không trong hồn thi nhân mà thôi.
Chẳng tiêu dao lắm ư!
Thơ thế quyết không thể sinh ở trong cõi nhọc được!
Đồng dao cho người lớn - một thi phẩm thấm nhuần tư tưởng triết học phương Đông và tinh thần phẩm chất thi ca dân tộc. Đây là một đóng góp quý báu của Nguyễn Trọng Tạo cho nền thơ ViệtNam thế kỷ XX.
Đồng dao cho người lớn phản ánh tiêu biểu cho cái cảnh tình ấy.
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời...
Thể đồng dao thường được hồn dân gian nuôi ở nhịp bốn chữ. Đồng dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp tám chữ, nhưng soi chẻ rạch ròi vẫn thấy cái dư khí của hồn bốn chữ dân gian. Là một nhạc sỹ, ông đã khéo đưa tài nhạc sang thơ, chuyển nhịp 4/4 (nhịp phức) sang 2/8 (nhịp đơn). Sự công phu gây hiệu quả, ở dạng nhịp đơn (8 chữ) nhịp điệu thơ chuyển nhanh hơn, sáng hơn, bởi vậy ông giấu được kỹ hơn cái ẩn ý của sự so sánh, tính đối chứng. Ông đã lấy cái sáng - trong trẻo của nhạc điệu để ém giấu cái u uẩn - cái bóng của ý tưởng, tình cảm. Nào là, cái chết (cánh rừng chết) nhưng lại vẫn xanh¬; nào là sự sống (con người sống) nhưng lại như qua đời... Sự hữu hạn lồng trong sự vô hạn và ngược lại, sự vô hạn cũng nằm ngay trong sự hữu hạn. Nghĩa là, chân giá trị của đời sống được đặt giữa điểm giao khắc nghiệt nhất của Tâm và Vật. Bởi vậy, sự hữu hạn hay vô hạn không nằm ở vật chất mà nằm sâu trong tâm thể, tâm lý của tình. Hai câu thơ mở đầu bài là một nốt đồng dao suy nghiệm do tình. Nó vừa xuất hiện làm khúc dạo của vật (ngôn từ - vật thể), lại tựa như ngón tay trỏ thẳng tới mặt trăng, để mong thoát Vật hiển Tâm. Câu thơ thứ ba: có câu trả lời biến thành câu hỏi... đầy lưỡng tính, chông chênh xuất hiện nhằm khơi lộ một mạch sống, một cuộc vận động không ngừng của tư tưởng – xã hội, của bản chất đời sống, mang tính quy luật của cõi sống (một dấu vết bất khả tri của Kant!). Nhưng, ý tưởng của câu thơ này nghiêng về sự bất lực của tư tưởng - cấu trúc đời sống xã hội hơn là sự bất khả tri của tri thức (?!). Chính bởi vậy, những trớ trêu, chênh vênh, bất định của cảnh và tình mới liên tiếp thể hiện:
Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới...
Có cả đất trời mà không nhà ở...
Bài thơ có sáu khổ, mỗi khổ hai câu. Bốn khổ thơ trên là bốn góc nhìn của bức hoạ hoành tráng, vẽ ra lẽ mất - còn ở đời và tình thơ nghiêng về gam màu tối, lạnh. Phải tới hai khổ cuối, tình thơ mới sáng lên, bay lên trên đôi cánh phấn khích của niềm hy vọng. Lạc quan, hy vọng - một cội sinh tất yếu bao trùm lên tất thảy mọi bi kịch thương đau, nghiệt ngã cho mầm sống mới lại ươm gieo, nảy nở. Ấy là lẽ như thường - bất diệt trong cõi vô thường - tiêu hoại; là cái vô cùng vô tận của thời gian cuộc sống trong cái khung hữu hạn (có khi là hạn hẹp) của không gian địa lý (hay tư tưởng) ở chốn trần ai này.
Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió...
Và
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi...
Thơ vẽ lên một ảnh cười Di Đà. Nghìn năm vốn cũng chỉ trong chớp mắt, thì cái sự cái tình kia là gì? Có chăng chỉ là nếp mờ trong nét cười xanh của cỏ, của chốn tịnh không trong hồn thi nhân mà thôi.
Chẳng tiêu dao lắm ư!
Thơ thế quyết không thể sinh ở trong cõi nhọc được!
Đồng dao cho người lớn - một thi phẩm thấm nhuần tư tưởng triết học phương Đông và tinh thần phẩm chất thi ca dân tộc. Đây là một đóng góp quý báu của Nguyễn Trọng Tạo cho nền thơ Việt
Bình thêm:
Cách ngắt nhịp, phân cảnh, tạo ý trong Đồng dao cho người lớn xét kỹ thấy có phần dư ảnh, dư khí của một tài thơ khác - thơ Nguyễn Trãi.
Một số ví dụ như:
Cách đối câu, ngắt nhịp: Mà thuyền vẫn sông/ mà xanh vẫn cỏ... bên cạnh câu thơ Nguyễn Trãi: Một phen giá/ một tinh thần.
Cách tạo ý, triết lý: Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi/... bên cạnh câu thơ Nguyễn Trãi Ngày tháng bằng thoi một phút cười.
Cách lập ngôn, luận ý (câu thơ trong bài thơ khác của Nguyễn Trọng Tạo) Tin thì tin/ không tin thì thôi/... bên câu thơ Nguyễn Trãi Tin khá tin/ ngờ thì khá ngờ...
Sự kế thừa, ảnh hưởng trong sáng tạo văn chương là một tất yếu, một nhu cầu, dù là kế thừa ở dạng vô thức hay hữu thức, ở thi pháp hay đôi khi chỉ là cái dư ảnh, dư khí của văn phong. Sự tiếp nhận Nguyễn Trãi trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, theo tôi là ở cái dư ảnh - dư khí.
Ôi phải thế chăng, mới hay cái cội sắc Nguyễn Trãi Mai rụng hoa đeo bóng rơi đã 600 năm rồi mà vẫn còn đeo bóng, nhuận sắc, điểm màu cho cành thi ca Nguyễn Trọng Tạo. Cái hồn ảnh thần khí của mệnh văn mãi còn chớp sáng, gây tình kỳ ngộ, duyên bút mực đến vậy sao.
Cách ngắt nhịp, phân cảnh, tạo ý trong Đồng dao cho người lớn xét kỹ thấy có phần dư ảnh, dư khí của một tài thơ khác - thơ Nguyễn Trãi.
Một số ví dụ như:
Cách đối câu, ngắt nhịp: Mà thuyền vẫn sông/ mà xanh vẫn cỏ... bên cạnh câu thơ Nguyễn Trãi: Một phen giá/ một tinh thần.
Cách tạo ý, triết lý: Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi/... bên cạnh câu thơ Nguyễn Trãi Ngày tháng bằng thoi một phút cười.
Cách lập ngôn, luận ý (câu thơ trong bài thơ khác của Nguyễn Trọng Tạo) Tin thì tin/ không tin thì thôi/... bên câu thơ Nguyễn Trãi Tin khá tin/ ngờ thì khá ngờ...
Sự kế thừa, ảnh hưởng trong sáng tạo văn chương là một tất yếu, một nhu cầu, dù là kế thừa ở dạng vô thức hay hữu thức, ở thi pháp hay đôi khi chỉ là cái dư ảnh, dư khí của văn phong. Sự tiếp nhận Nguyễn Trãi trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, theo tôi là ở cái dư ảnh - dư khí.
Ôi phải thế chăng, mới hay cái cội sắc Nguyễn Trãi Mai rụng hoa đeo bóng rơi đã 600 năm rồi mà vẫn còn đeo bóng, nhuận sắc, điểm màu cho cành thi ca Nguyễn Trọng Tạo. Cái hồn ảnh thần khí của mệnh văn mãi còn chớp sáng, gây tình kỳ ngộ, duyên bút mực đến vậy sao.
Ý ĐỊNH
Đêm nay
khi trăng lên
tôi sẽ đổi trăng lấy những đồng xu nhỏ
Nhưng tôi đau lòng nếu người ta biết ra điều đó
bởi đây là
kỷ niệm cũ
của gia đình
bởi đây là
kỷ niệm cũ
của gia đình
NICÔNAT GHIĐEN
(Bùi Hồng Hải dịch)
(Bùi Hồng Hải dịch)
Bình:
Bài thơ, qua bài dịch của Bùi Hồng Hải, giản dị, kiệm lời. Thơ bày tỏ về một ý định có vẻ hơi trẻ con: Đổi bán trăng. Một việc làm không thể thực hiện, bởi trăng không phải là thứ hàng chợ. Thế mới nên chuyện!
Nhà thơ nói, đem Trăng” để “đổi lấy những đồng xu nhỏ”, là lấy thứ không thể lấy, ý kín đáo chỉ về một gia cảnh, không còn đồ vật nào đáng giá để có thể đem đổi bán được nữa.
Vầng Trăng - một vẻ đẹp của trời đất. Đêm đêm trăng trải nguồn ánh sáng lung linh dịu mát xuống thế gian. Trong màn trăng dịu hiền ấy, tình người hằng lưu bao kỷ niệm. Và hiển nhiên khi đã thành “kỷ niệm cũ của gia đình thì trăng không còn là thứ của chung trời đất, vô tình nữa. Trăng hoá thành vật thiêng! Vì lẽ đó, tác giả viết: tôi đau lòng nếu người ta biết ra điều đó. Vậy mà, đêm nay ông vẫn cứ phải chờ đợi cái giờ phút vật thiêng - kỷ niệm gia đình kia xuất hiện, để đem đổi lấy những đồng xu nhỏ!
Tôi, kẻ hậu sinh, sống cáchN. Ghiden một nửa vòng quả đất, rất cảm khái bởi hai chữ đau lòng của thơ ông. Ông đã ký thác danh dự, phẩm tiết của cả gia đình mình vào hai chữ ấy. Sẽ là loại người gì - dù gia cảnh có quẫn bách, khi phải đem đổi bán đi cái đẹp, điều thiêng của gia đình mà lại không thấy đau lòng? Không có “hai chữ” đó tình thơ sẽ bị đốn quỵ.
Cũng với bút pháp phản ánh thực thực xã hội, ở thi phẩm Gío, N. Ghiden đã mượn cả gió - một dạng dưỡng chất vô hình làm đối tượng phản ánh. Sự tự do của gió là tuyệt đối. Nơi nào có khoảng rỗng, có sự sống nơi ấy có gió. Và gió, nguồn dưỡng chất để sống duy nhất mà trời đất chia công bằng cho tất thẩy. Gío làm mát, gió tạo ra khí hậu mùa màng... Ấy thế mà, trong xã hội Cu Ba thời ấy thì không thế. Ở xã hội đó, gió cũng bị bắt làm sở hữu riêng. Gió - cũng không được tự do: ...cho đến nay họ trói gió đem về/ Họ bất ngờ bắt được/ Gió đang lang thang trên cánh đồng thược dược/ Gió đang mơ màng/ Như những kẻ đang yêu. Chao ôi! Mưu kế mới kỳ độc, mới điếm nhục làm sao. Con người ta đã trói đôi cánh tự do, nhốt làm của riêng nguồn dưỡng chất là gió, bằng cách lừa khi gió đang yêu!
Thơ N. Ghiden, phản ảnh sự bất cập, trớ trêu của hiện thực xã hội một cách tinh vi và sâu sắc biết nhường nào!
Không là một thiên tài thì làm sao có được bút lực ấy!
Nhà thơ nói, đem Trăng” để “đổi lấy những đồng xu nhỏ”, là lấy thứ không thể lấy, ý kín đáo chỉ về một gia cảnh, không còn đồ vật nào đáng giá để có thể đem đổi bán được nữa.
Vầng Trăng - một vẻ đẹp của trời đất. Đêm đêm trăng trải nguồn ánh sáng lung linh dịu mát xuống thế gian. Trong màn trăng dịu hiền ấy, tình người hằng lưu bao kỷ niệm. Và hiển nhiên khi đã thành “kỷ niệm cũ của gia đình thì trăng không còn là thứ của chung trời đất, vô tình nữa. Trăng hoá thành vật thiêng! Vì lẽ đó, tác giả viết: tôi đau lòng nếu người ta biết ra điều đó. Vậy mà, đêm nay ông vẫn cứ phải chờ đợi cái giờ phút vật thiêng - kỷ niệm gia đình kia xuất hiện, để đem đổi lấy những đồng xu nhỏ!
Tôi, kẻ hậu sinh, sống cách
Cũng với bút pháp phản ánh thực thực xã hội, ở thi phẩm Gío, N. Ghiden đã mượn cả gió - một dạng dưỡng chất vô hình làm đối tượng phản ánh. Sự tự do của gió là tuyệt đối. Nơi nào có khoảng rỗng, có sự sống nơi ấy có gió. Và gió, nguồn dưỡng chất để sống duy nhất mà trời đất chia công bằng cho tất thẩy. Gío làm mát, gió tạo ra khí hậu mùa màng... Ấy thế mà, trong xã hội Cu Ba thời ấy thì không thế. Ở xã hội đó, gió cũng bị bắt làm sở hữu riêng. Gió - cũng không được tự do: ...cho đến nay họ trói gió đem về/ Họ bất ngờ bắt được/ Gió đang lang thang trên cánh đồng thược dược/ Gió đang mơ màng/ Như những kẻ đang yêu. Chao ôi! Mưu kế mới kỳ độc, mới điếm nhục làm sao. Con người ta đã trói đôi cánh tự do, nhốt làm của riêng nguồn dưỡng chất là gió, bằng cách lừa khi gió đang yêu!
Thơ N. Ghiden, phản ảnh sự bất cập, trớ trêu của hiện thực xã hội một cách tinh vi và sâu sắc biết nhường nào!
Không là một thiên tài thì làm sao có được bút lực ấy!
Mùa EURO 2012
ĐTK
Nguồn: trannhuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét