VĂN NGHỆ TRẺ- Tôi nghĩ đã đến lúc phải xây dựng một cơ chế bảo vệ các nhà văn, bảo vệ các tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính khỏi bị những phiền toái không đáng có gây nên, nhất là các nhà văn ở địa phương
Theo anh tại sao bài thơ đã đăng báo Văn nghệ từ tháng 4- 2011 nhưng đến bây giờ mới bị đem ra mổ xẻ và tác giả thì phải “rút kinh nghiệm”? Anh rút được kinh nghiệm gì cho mình?
Tôi thấy đây là sự việc rất bất bình thường. Bài thơ đăng báo đã hơn một năm nay, không có dư luận gì xấu, sao đến bây giờ lại đưa ra ýýý kiến là “có vấn đề”?
Tôi không rút được kinh nghiệm gì cả qua cuộc “đối thoại” này, bởi người ta đem những nội dung ngòai văn chương, những suy diễn, áp đặt, bắt tôi phải nhận, tôi đâu có chịu.
Nếu không được dư luận rộng rãi bảo vệ, mà cứ u u minh minh “giải quyết nội bộ” thì không biết tác giả của nó sẽ ra sao, còn bị qui kết đến thế nào nữa. Người ta lại còn nhân danh “gắn với việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình của đảng viên thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI)”; “ Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay” nữa. Thật đáng buồn, đáng sợ!
Các cụ nói “trong họa có phúc”; “trong rủi có may”. Còn với anh thì sao? Anh “được” điều gì sau những ngày sóng gió vừa qua?
Người xưa nói, có hoạn nạn mới rõ lòng nhau. Những ngày qua tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn của bạn bè khắp cả mọi miền đất nước gửi về thông cảm, chia sẻ. Có những người tôi chỉ mới đọc tác phẩm, chưa gặp mặt bao giờ như nhà văn Vũ Xuân Tửu ở Hà Giang, cũng điện về hỏi thăm. Tôi cám ơn sự quan tâm của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lýý luận phê bình văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam đã có ýýý kiến chỉ đạo, tác động kịp thời, tránh cho tôi gặp thêm những phiền toái đáng tiếc. Cám ơn báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên và nhiều tờ báo khác đã có tiếng nói “giải cứu” kịp thời. Những ngày qua tôi được thêm rất nhiều bạn bè, nhiều tấm lòng đáng quí, đáng trân trọng. Tôi xin cảm ơn Văn nghệ Trẻ đã có cuộc tiếp xúc này.
Đây không phải là lần đầu tiên thơ nói riêng và văn học nói chung bị suy diễn, hiểu lầm; và chắc chắn đây cũng không phải là trường hợp cuối cùng. Là người đang trực tiếp phải gánh chịu những điều phiền tóai, anh có chia sẻ gì về một cơ chế cho văn học, để hạn chế những phiền lụy tương tự sẽ lại xảy ra với những tác giả/ tác phẩm khác?
Tôi nghĩ đã đến lúc phải xây dựng một cơ chế bảo vệ các nhà văn, bảo vệ các tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính khỏi bị những phiền toái không đáng có gây nên, nhất là các nhà văn ở địa phương. Chúng ta đã có Luật xuất bản, Luật Báo chí, có Nghị quyết 23- NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; Nghị quyết đã qui định: Không được can thiệp quá sâu vào hoạt động văn học nghệ thuật, nhưng hình như vẫn còn chưa đủ. Phải làm sao cho những trường hợp tương tự như thế này không thể xảy ra nữa, mà chúng ta vẫn có những tác phẩm văn học nghệ thuật lành mạnh, chất lượng cao, vẫn đấu tranh có hiệu quả với những quan điểm sai trái, thù địch trong VHNT và trong đời sống xã hội.
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ với VNT. Chúc anh sớm vượt qua được những sóng gió này.
PVVNT thực hiện
Ý kiến của nhà thơ Đàm Chu Văn: Đến hôm nay cuộc “đối thoại” nội bộ ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai về bài thơ “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân” của tôi đăng trên báo Văn nghệ số 16, ngày 16 tháng 4 năm 2011 đã qua đi hơn một tuần. Dư âm còn lại đối với tôi là buồn, rất buồn. Tôi hoàn toàn không thể ngờ lại có sự việc như vậy ở Đồng Nai, nhất là ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nơi tôi đã gắn bó công tác hơn hai mươi năm rồi. Trong buổi “đối thoại” hôm đó, kinh hãi nhất là ý kiến dồn ép, qui chụp, xúc xiểm của ông Bùi Quang Huy, giám đốc Nhà xuất bản Đồng Nai. Ông Bùi Quang Huy yêu cầu bài thơ “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân” của nhà thơ Đàm Chu Văn không được in ấn ở bất cứ nơi nào nữa, không được lan truyền, phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào nữa. (?!) Than ôi, bài thơ có tội tình gì? Nó hay dở ra sao các cơ quan chuyên môn đã có đánh giá, kết luận và mấy ngày hôm nay trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên và một số trang báo khác bạn đọc cả nước cũng đã đánh giá, bình phẩm. Và cái tiền lệ về cầm tù bài thơ mà ông Bùi Quang Huy nêu ra kia chắc chắn sẽ không thể thực hiện được, bởi bài thơ đã có đời sống riêng của nó, bất chấp sự cấm đoán, đày ải. |
Nguồn: Phong Điệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét