Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Trần tình của con 'quan' Hải Dương về khối BĐS đồ sộ 5.000 m2

“Tôi khẳng định toàn bộ số cây trong khuôn viên nhà mình không phải là gỗ sưa như dư luận đồn thổi mà là cây hương vườn” - con trai Bí thư tỉnh Hải Dương – Bùi Thanh Tùng phân trần vềkhu “thượng uyển” của mình.
>> >> Khối bất động sản đồ sộ 5.000 m2 của 'quan' Hải Dương

“Tiền xây nhà là công sức của tôi”

Sau rất nhiều ngày liên hệ, trưa ngày 23/5, anh Bùi Thanh Tùng (con trai ông Bùi Thanh Quyến, Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh Hải Dương) đã trả lời PV Báo VietNamNet xung quanh những lình xình vềkhu vườn mà dư luận đồn đại trị giá hàng trăm tỉ trong thời gian qua.

Theo như lời ông Tùng thì trong khu đất rộng 4.152 m2 của mình không có cây gỗsưa. Những gốc cây cổ thụ mà dư luận đồn đại là loại gỗ sưa quý thực ra là cây hương vườn.


Bên trong 'khu vườn thượng uyển' trị giá hàng trăm tỉ

“Tôi khẳng định trong vườn nhà mình không có gỗ sưa, mà chỉ có cây hương vườn. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Khi cơ quan chức năng vào cuộc, sẽ làm sáng tỏ được ngay đó là loại gỗ gì” – ông Tùng khẳng định.

Ông Tùng cũng phân trần rằng, số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệnào.

Được biết, hiện ông Tùng đang công tác tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Hải Dương, giữchức vụ Trưởng phòng.

Đến bây giờ, chưa ai có thể định giá được khối tài sản của khu quần thể rộng hơn 4.000m2 này là bao nhiêu. Bởi, nếu như thông tin dư luận trong thời gian qua vềviệc tồn tại rất nhiều cây gỗ sưa trong khu vườn “thượng uyển” của chủ nhân khuđất này là chính xác, thì giá trị của nó phải lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Và, kể cả là số cây đó chỉ là những gốc cây đại thụ, không phải là gỗ sưa thì trị giá khu biệt thự của con trai ông Bí thư Hải Dương không phải là nhỏ.
Theo nhiều người dân, những cây trồng xung quang hàng rào này là gỗ sưa. Nếu như đây là thông tin chính xác thì trị giá của khu nhà này lên đến hàng trăm tỉ đồng

Dư luận đang đặt câu hỏi: với mức thu nhập của một cán bộ thuộc Sở LĐTB&XH, không hiểu ông Tùng lấy đâu ra tiền để xây dựng cho mình một dinh cơ lộng lẫy như thế.

Có thật là đất của con ông Bí thư?

Chiều 22//5, rất nhiều cơ quan báo chí đã làm việc với lãnh đạo huyện Ninh Giang xung quanh vấn đề nguồn gốc khu đất rộng 4.152m2 mà trước đó, có nguồn tin cho rằng là của ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư tỉnh Hải Dương.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang khẳngđịnh khu đất đang xây dựng nói trên thuộc quyền sở hữu của anh Bùi Thanh Tùng.

Một trong những gốc cây cổ thụ trong nhà con trai bí thư tỉnh Hải Dương

Theo lời ông chủ tịch huyện Ninh Giang, lô đất đang được xây dựng có diện tích 4.152m2 được anh Tùng mua lại của 4 hộ dân, trước đó là đất trồng lúa một vụ. Tháng 7/2011, UBND huyện Ninh Giang đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ khu đất này. Trong tổng diện tích 4.152m2 thì diện tích đất thổ cư để xây dựng nhà ở là 500m2.

Khẳng định khu đất này đứng tên chủ sở hữu là Bùi Thanh Tùng, thế nhưng khi tất cả các cơ quan báo chí yêu cầu chủ tịch huyện Ninh Giang cung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất này, ông Nguyễn Xuân Thuấn lại tìm cách né tránh và hứa sẽ cung cấp vào đợt khác?

Việc lãnh đạo huyện Ninh Giang không cung cấp các hồ sơ, thủ tục cấp đất khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu khu đất rộng 4.152m2 này có phải là của ông Bùi Thanh Tùng hay do ông Bí thư tỉnh Hải Dương đứng tên?
Và, liệu đến thời điểm hiện tại, khu đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như khẳng định của ông chủ tịch huyện Ninh Giang hay không?


Cây hương vườn ở Quảng Nam được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên khác nhau: sưa, sưa vườn, hương vườn

Cây sưa Quảng Nam không phải là sưa Bắc bộ. Đúng ra, không nên gọi sưa, vì từ Bắc chí Nam, tên sưa được gán cho một loài trong chi Dalbergia. Chính tên gọi hương vườn chính xác hơn là sưa vườn. Đây là một loài cùng chi với giáng hương quả to và giáng hương mắt chim, đó là chi Pterocarpus. Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) còn được gọi gọn là giáng hương (Pterocarpus pedatus Pierre), hay giáng hương Căm-bốt (Pterocarpus cambodianus Pierre)

Cây hương vườn Quảng Nam hoàn toàn không phải là cây huê mộc vàng, có thể phân biệt dễ dàng qua hình thái quả. Quả cây huê mộc vàng dạng quả đậu, vỏ hơi bẹt thành cánh, thường chứa một hạt, ít khi hai hạt. Quả cây hương vườn Quảng Nam có mép quả bẹt thành cánh, và uốn cong dạng đĩa bay, có 2 - 3 hạt tập trung ở tâm thành một u lồi, bên ngoài có nhiều lông gai.

(nguồn: khamphahue.com.vn)

Bộ đỉnh gốm khổng lồ giá tiền tỷ


Cao 1,7 m, rộng 1,1 m, bộ đỉnh bằng gốm sứ gây ấn tượng cho khách tham quan tại Triển lãm sản phẩm thủ công tại Hà Nội cuối tuần qua.

Ba chiếc đỉnh "Thăng Long Tam đỉnh Vĩnh Truyền" do nghệ nhân Nguyễn Văn Hoa, làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) chế tác, được đặt trang trọng tại triển lãm.
Trên mặt từng đỉnh được đắp nổi "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ, trận thủy chiến Đông Bộ Đầu, cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không, Khuê Văn Các...
Chia sẻ với VnExpress, nghệ nhân Nguyễn Văn Hoa cho biết, ông tự tay làm tác phẩm này trong 3 năm và khó khăn nhất là khâu nung gốm trong nhiệt độ 1300 độ C mà không bị hỏng. Bộ đỉnh này giá trị lớn về tinh thần và tâm linh nên ông không có ý định bán, dù đã có người trả 4 tỷ đồng.
Tại triển lãm, bộ "Thập bát La Hán" cao 1-1,7 m cũng gây ấn tượng với nhiều người xem. Theo nghệ nhân Nguyễn Thùy Dương (làng gốm Bát Tràng), 18 vị La Hán này đã được được một người mua trả giá 300 triệu đồng.
Nghệ nhân Dương còn chế tác bộ "Tam Tứ Linh" cao 1,2 m. Các sản phẩm này thường được người chơi phong thủy mua trưng bày.
Bộ "Quần long hội tụ" cũng bằng gốm sứ được chế tác tinh xảo của nghệ nhân Trần Việt Hùng.
Những lư hương, chân đèn được mô phỏng thời Lê của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.
Tại triển lãm còn có nhiều sản phẩm điêu khắc trên gỗ, sơn mài, xi măng, cùng nhiều sản phẩm mây tre đan, lụa... Đĩa trạm tứ linh bằng gỗ gụ do một nghệ nhân làng nghề ở Thạch Thất chế tác.
Chiếc quạt gỗ trạm trổ tinh xảo.
Hội nghệ nhân, thợ giỏi Hà Nội mong có một trung tâm giới thiệu các sản phẩm thủ công của các làng nghề với du khách trong và ngoài nước.
Đoàn Loan

LÃO NÔNG THẮNG KIỆN CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ


Sau nhiều năm ròng rã khiếu kiện quyết định của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về việc thu hồi đất để làm Quốc lộ 91 nhưng không bồi thường, lão nông Lâm Văn Sáu (phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) đã tìm được công lý khi TAND TP Cần Thơ xử thắng kiện. Tuy nhiên, từ đây nhiều khúc mắc vở lỡ từ chuyện “ứng xử” của chính quyền cũng như việc “so bì” của nhiều hộ dân lâm cảnh tương tự ông Sáu.     
Quốc lộ 91 B, đoạn qua phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, nơi người dân bị thu hồi đất  nhưng chỉ được hỗ trợ 30%, không bồi thường nên đang khiếu nại đòi quyền lợi.
Quốc lộ 91 B, đoạn qua phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, nơi người dân đang khiếu kiện đòi quyền lợi khi bị thu hồi đất nhưng chỉ được hỗ trợ 30%...
Hành trình gian nan
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Sáu cho biết: “Nguồn gốc đất của gia đình đang ở có từ thời ông cố nội để lại. Việc chính quyền thu hồi gần 2.200 m2 đất nông nghiệp để thực hiện dự án quốc lộ 91B gia đình tôi hoàn toàn đồng tình và ủng hộ. Tuy nhiên, khi thu hồi, chính quyền cho rằng phần đất này nằm trên đất công thuộc nhà nước quản lý nên chỉ hỗ trợ 30% giá trị đất cho các hộ dân thuộc lề trái quốc lộ 91B là không đúng, gây thiệt hại cho tôi”.
Ngày 4/4/2011, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ ban hành Quyết định số 820/QĐ – UBND: “Không chấp nhận nội dung đơn khiếu nại của ông Lâm Văn Sáu yêu cầu bồi thường 100% giá trị đất lề trái đối với phần đất tọa lạc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, theo hướng từ đường 3 tháng 2 đến Bình Thủy vì không có cơ sở xem xét giải quyết”. Sau khi nhận được Quyết định số 820, ông Sáu khởi kiện hành chính Quyết định số 2.337/QĐ – UBND ngày 5/8/.2009 của UBND TP về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ trong Dự án quốc lộ 91B
Quá trình tố tụng hết sức giằng co, nhùng nhằng… Đến ngày 19/3/2012, tại buổi đối thoại, ông Lâm Văn Hiệp (con của ông Sáu, đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện) thống nhất ý kiến của ông Nguyễn Viết Xuân - Thanh tra TP Cần Thơ, đại diện bên bị kiện). Theo đó, ông Sáu sẽ được hỗ trợ thêm 266 triệu đồng. Thế nhưng, ngày 29/3/2012, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng ký Công văn số 1157/UBND-NCPC với nội dung không đồng ý hỗ trợ khoảng tiền này. Vì nếu giải quyết như thế sẽ ảnh hưởng toàn bộ dự án.
Tranh luận tại tòa ngày 23/4/2012, luật sư đại diện cho ông Sáu đã đưa ra những bằng chứng thực tế chứng minh phần đất đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Sáu theo Luật Đất đai và các qui định hiện hành. Nhận định vụ kiện, chủ tọa phiên tòa cho rằng quyết định của Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ không bồi thường cho ông Sáu khi thu hồi đất đã tước đi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được luật pháp bảo vệ.   
“Mình là nhà nông cả đời chỉ biết làm vườn, ruộng đâu có muốn dính líu gì đến pháp luật chi cho mệt. Nhưng vì thấy uất ức quá, đất của mình bị thu hồi mà không bồi thường thỏa đáng buộc lòng phải kiện ra tòa để mọi chuyện được minh bạch, rõ ràng”, ông Sáu chậm rãi nói.
Lão nông Lâm Văn Sáu vừa thắng kiện quyết định của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ
Lão nông Lâm Văn Sáu vừa thắng kiện quyết định của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ
Thắng kiện vẫn kháng cáo
Ông Lâm Văn Hiệp cho biết không đồng ý với Bản án sơ thẩm ngày 23/4 của TAND TP.Cần Thơ vì bản án này chỉ hủy một phần Quyết định số 2337, trong khi Quyết định số 2337 lại vi phạm về thẩm quyền ban hành. Theo Nghị định số 197/2004/NĐ – CP về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định 181/2004/NĐ – CP về thi hành Luật Đất đai thì UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…
Đây là thẩm quyền chung của UBND cấp tỉnh chứ không phải thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND. Vì vậy, ông đã nộp đơn kháng cáo yêu cầu hủy toàn bộ Quyết định số 2337 ngày 5/8/2009 của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ trong Dự án quốc lộ 91B.
Trong một diễn biến khác, theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi phiên xử bắt đầu (ngày 23/4) thì ngày 28/2/2012, UBND TP Cần Thơ lại ra Quyết định số 469 đính chính Quyết định 2337, vì sai thẩm quyền ban hành. Luật sư của ông Sáu cho rằng, quyết định đính chính của không đúng quy định.
Theo đó, Điều 4 và đoạn 2, đoạn 3 khoản 2 Điều 8 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND nêu rõ: Chỉ đính chính đối với lỗi chính tả hoặc sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật. việc đính chính không áp dụng đối với những sai sót về thẩm quyền, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật. trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về thẩm quyền hoặc nội dung thì phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Một tình tiết quan trọng nữa là ngay khi ông Lâm Văn Sáu thắng kiện UBND TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân trong hoàn cảnh tương tự ở phường Long Tuyền, Long Hòa, quận Bình Thủy (bị thu hồi hơn 69.000m2 đất làm quốc lộ 91B nhưng chỉ được hỗ trợ 30%, không bồi thường đã bắt đầu chuẩn bị hồ sơ khởi kiện Quyết định của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ số 2337 ngày 5/8/2009 về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ trong Dự án quốc lộ 91B.

Ngọc Long

Cơ quan quản lý phải có tiếng nói

Thực ra từ “báo lá cải” cũng chưa có định nghĩa cụ thể, tôi đã từng tra trên tài liệu và thấy có nơi người ta quan niệm là những tờ báo đi vào các nội dung vụn vặt, vụ án, đời sống người nổi tiếng… với nhiều cấp độ khác nhau.

Những tờ đó cũng có bạn đọc nhất định của họ. Tôi đã quan sát thấy một bà bán hàng ở chợ Đồng Xuân. Buổi sáng sau khi mở hàng, bà ấy lôi ra mấy tờ báo có nội dung giật gân, câu khách để đọc, ban đầu đó đơn thuần chỉ là việc giết thời gian nhưng sâu hơn một chút đó còn là tâm lý của độc giả báo chí và tâm lý xã hội. Tâm lý của con người luôn muốn biết những gì không bình thường, cái gì mà ít người biết.

Bản thân tôi chưa bao giờ cầm trên tay một tờ báo có xu hướng giật gân, câu khách như thế hiện nay, tôi không có nhu cầu đối với những tờ báo đó. Những tờ báo đi theo con đường này thực chất là đi theo vết xe đổ của các nước phương Tây trước kia. Đó là một nguy cơ cần cảnh báo. Tôi nhớ có một câu nói rằng: Khi ông chủ báo nhận được 1 đôla từ tiền bán báo thì xã hội cũng phải bỏ ra 5 đôla để sửa chữa hậu quả mà tờ báo đó gây ra. Còn bà Tống Mỹ Linh (phu nhân của ông Tưởng Giới Thạch) trong hồi ký của mình cũng từng cho biết bà không đọc báo nữa vì mỗi khi đọc báo bà lại thấy chán nản. Cuộc sống thì có cả mặt tốt và mặt xấu nhưng mặt xấu nhiều tự dưng con người thấy chán nản đi.
Bản thân những tờ báo có xu hướng đi vào những đề tài vụn vặt, câu khách như thế cũng có hai mặt, ví dụ như một vụ cướp của, giết người, bạn đọc qua đó có thể biết về những gì xảy ra, đồng thời có thể học được cách ứng phó trong tình huống đó nhưng ngược lại, có lúc tội phạm cũng học được cách cướp của, giết người từ những bài báo này. Xã hội nào cũng có những vấn đề như thế nhưng việc miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng, rùng rợn những câu chuyện bi thảm như thế là không nên. Thời đại nào cũng cần những nhà báo có lương tâm.
Quản lý những tờ báo như vậy không phải là việc dễ. Tuy nhiên, khi cấp phép cho các tờ báo này, tờ nào cũng phải đưa ra được tôn chỉ, mục đích. Cơ quan quản lý nhà nước nên giám sát nội dung những tờ báo này dựa trên tôn chỉ mục đích đó của họ, nếu sai phạm thì phải điều chỉnh. Ở đây cần phải có tiếng nói của cơ quan quản lý. Trong vấn đề quản lý, cũng có yêu cầu là cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về nội dung của tờ báo trực thuộc, tuy nhiên thực tế lại cho thấy cơ quan chủ quản không phải bao giờ cũng đủ thời gian, con người và trình độ để giám sát hết việc này.

Những nguyên tắc khi đưa tin về trẻ em
Trẻ em là đối tượng đặc biệt cần bảo vệ, bởi các em chưa hình thành nhân cách và năng lực đầy đủ để tự bảo vệ được mình. Đưa tin về trẻ em và giới trẻ cần hết sức cẩn trọng vì trong chừng mực nào đó, những thông tin này có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị kỳ thị, tổn hại hoặc trừng phạt.
Trần Công Bình, chuyên gia bảo vệ trẻ em của Unicef Việt Nam, cho biết: Unicef có những hướng dẫn cụ thể đối với các PV báo chí khi làm việc với trẻ em. Những nguyên tắc thiết yếu đó là:
- Phải đảm bảo quyền lợi tốt nhất với trẻ em.
- Nhân phẩm và quyền của mọi trẻ em phải được tôn trọng trong bất kỳ trường hợp nào. Không được “dán nhãn”, phân biệt đối xử hay kỳ thị trẻ (kể cả trẻ em chưa ngoan hay vi phạm pháp luật).
- Khi tiếp xúc và đưa tin về trẻ lên phương tiện truyền thông, phải có ý kiến chấp thuận của bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
- PV phải nói rõ mình là ai, muốn tìm hiểu việc gì, thông tin này sử dụng như thế nào.
- Phải đảm bảo sự riêng tư và bảo mật của trẻ (trong tất cả trường hợp, cần phải nêu tên tắt hoặc đổi tên, không đưa hình ảnh, địa chỉ của trẻ).
- Không được đưa tin về câu chuyện hoặc hình ảnh có thể dẫn đến những nguy hại cho trẻ dù những thông tin cá nhân không được đề cập hoặc đã được thay đổi.
Nhà báo HỮU THỌ
VIẾT THỊNH ghi

Tự thiêu vì báo "lá cải"

Việc một số tờ báo đưa tin kèm theo tên thật, địa chỉ, hình ảnh về một bé gái vị thành niên có bầu đã khiến em bé và bạn trai xấu hổ, nghĩ quẩn rồi tự thiêu.

Thời gian gần đây, việc nhiều tờ báo phía Bắc cho ra đời hàng loạt phụ bản lá cải, giật gân và nhiều tờ báo mạng cũng đua nhau khai thác tối đa những tình tiết rẻ tiền, rùng rợn, thậm chí thô bỉ nhằm câu khách đã lên đến mức báo động.
Với trường hợp đau lòng dưới đây, không thể không đặt ra một câu hỏi: Các cơ quan quản lý báo chí đứng ở đâu trước sự hỗn loạn này?
“Con tôi nghĩ quẩn vì báo chí”
Đầu tháng 3, một tờ báo đăng bài “Nữ sinh lớp 7 mang thai, cả thị trấn xôn xao”. Nội dung các bài báo nói về việc một bé gái 13 tuổi tên H. (Thừa Thiên-Huế) có người yêu 20 tuổi, mang thai hơn một tháng. H. bị bạn bè gièm pha và em đã nghỉ học cách đó vài tuần. Bài viết có đăng tải cả hình ảnh, họ tên, địa chỉ nhà, địa chỉ trường của cô bé. Riêng cái tựa này đã có đến 48.900 kết quả từ các báo và diễn đàn khác đăng tải lại. Có diễn đàn còn đưa nó vào mục “tin shock-tin hot”.
Đến chiều 20-5, không chịu nổi sức ép của dư luận, H. và người yêu đã cùng nhau mua xăng về tự thiêu, cả hai được hàng xóm phát hiện và đưa đi điều trị ở BV Trung ương Huế vì bỏng nặng. Cha của em H. cho biết: “Từ lúc chuyện con gái tôi mang thai lên báo, nhiều người đọc được đã đưa ra bàn tán khắp xóm khiến cả gia đình không ai dám ra khỏi nhà vì xấu hổ với làng xóm. H. phải xin nghỉ học cách đây hai tháng, vì đến trường lúc nào cũng bị bạn bè trêu chọc. Có lần nhiều học sinh khác còn kéo nhau tới xem mặt con bé khiến cháu ngượng quá bỏ lớp chạy về nhà ôm mặt khóc. Từ đó nó chẳng chịu tới trường nữa dù bố mẹ đã khuyên rất nhiều. Còn ở nhà, mấy đứa trong xóm đưa báo cho nhau đọc rồi trêu chọc nó suốt ngày khiến nó chịu không nổi nên suốt ngày rúc vào trong chăn.
Suy cho cùng cũng tại vì mấy tờ báo đã thông tin quá đáng về con tôi. Giờ chuyện bọn trẻ không chỉ trong thôn mà cả nước ai cũng biết khiến hai đứa chẳng dám vác mặt đi đâu được. Cũng vì thế, nhiều lần hai đứa nghĩ quẩn, tôi ngồi gần nghe được nên đã động viên, giải thích nhưng rồi chúng nó vẫn rủ nhau đi tự tử”.
Khi "lá cải" thành chuyện bình thường
Ông Trần Công Bình, chuyên gia bảo vệ trẻ em của Unicef Việt Nam, nhận định: Gần đây, để thu hút bạn đọc, nhiều tờ báo đã lờ đi những nguy hiểm đối với bản thân người được viết bài nói riêng hay định hướng xã hội nói chung. Các nhà báo cần được tập huấn nhằm trang bị và cập nhật những kiến thức và cách tiếp cận mới trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, những nguyên tắc, yêu cầu và kỹ năng khi làm việc với trẻ em. Đừng để trẻ em trở thành nạn nhân của phương tiện truyền thông.
Luật sư Lê Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) bất bình: “Tôi không biết mục đích của báo chí đưa hình ảnh, tên tuổi thật, địa chỉ của nơi em học, thôn em ở lên để làm gì, bởi H. là nạn nhân thì em càng cần được bảo vệ, được che chở”. Theo ông, trong trường hợp này ba mẹ H. hoàn toàn có quyền yêu cầu các tờ báo phải giấu tên họ của em, không để địa chỉ rõ ràng để người ta biết ở nơi đó có một cô bé từng bị lạm dụng tình dục như vậy. Đặc biệt, yêu cầu các tờ báo phải rút hình ảnh của cô bé xuống hoặc phải xóa mặt đi bởi hình ảnh đó sẽ làm tổn thương rất lâu dài với em, thậm chí đến những thế hệ sau của em H. nếu sau này con em của H. đọc được những tư liệu này. Nếu không thỏa thuận được, cha mẹ H. có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu các tờ báo phải thực hiện ngay những hành vi trên, đồng thời bồi thường thiệt hại nếu có.
Luật sư Trạch cảnh báo: “Cần nói một điều là lâu nay sự việc đưa hình ảnh cá nhân lên báo mà không được sự đồng ý của họ vẫn thường diễn ra nhưng người dân của mình chưa thực hiện cái quyền mà pháp luật đã trao cho họ!”.
Bà Lê Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, nói rằng nếu không chấn chỉnh sẽ còn những trường hợp tương tự. Theo bà: “Nỗi bức xúc lớn nhất của tôi lúc này là cách đưa tin của một số bài báo mang tính mỉa mai, thiếu chia sẻ, cảm thông trước một bé gái còn quá non nớt. Các báo đưa tin quá chi tiết, có báo chụp ảnh của cháu H. và cha của cháu. Tôi không hiểu báo chí đưa tin như thế để nhằm mục đích gì? Hai nạn nhân tìm đến cái chết để tránh dư luận của xã hội mà hai em không thể chịu đựng nổi. Mặc dù các em đã qua cơn nguy hiểm nhưng nỗi đau cả thể xác và tâm hồn các em có vượt qua được trong thời gian tới hay không?”.
Theo bà Lê Thị Thu, việc một số báo đưa tin như thế đã vi phạm pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. “Tôi đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nên xem xét và kịp thời chấn chỉnh trường hợp tương tự sẽ xảy ra”.
NHÓM PV

Tờ Dân Việt gián tiếp làm cho nữ sinh lớp 7 tự thiêu?

Hôm nay đọc PLTPHCM có bài Tự thiêu vì báo "lá cải" kể về trường hợp một nữ sinh lớp 7 và người yêu của cô bé tự thiêu vì báo chí "lá cải". Tờ PLTPHCM không nói rõ báo nào nhưng trích đầy đủ tên bài báo gốc như sau: "Nữ sinh lớp 7 mang thai, cả thị trấn xôn xao".

Tìm trên cỗ máy google với cái tựa đó, ra một loạt các diễn đàn dẫn lại bài báo này. Trong đó đứng đầu kết quả tìm kiếm là Dân trí điện tử (ở đây). Dưới bài viết, Dân trí ghi dẫn nguồn từ Dân Việt.
Trên PLTPHCM, người nhà cháu bé nói "Con tôi nghĩ quẫn vì báo chí". Hai cháu đã tự thiêu.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là Dân Việt, tờ báo điện tử của Nông thôn ngày nay có gián tiếp gây ra cái chết của hai nạn nhân hay không?
Đây là một câu hỏi nhức nhối không chỉ cho tờ báo của trung ương hội Nông dân Việt Nam mà của cả làng báo và những người có lương tâm.
Nó cũng là nỗi ám ảnh đối với tổng biên tập tờ báo này, ông Lưu Quang Định.????
Sau khi cả hai tự thiêu, ông Định có lên tiếng hay không là điều chưa rõ.
Còn nhớ bức ảnh Kền kền chờ đợi năm 1993:

Bức ảnh đạt giải  Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kên kên đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, quá ám ảnh với hình ảnh đó, Kevin đã tự sát.
Cu Làng Cát

Vạch trần chiêu trò 'lừa dối' của các ông chủ mỳ gói

Thay vì quảng cáo công dụng của mỳ ăn liền ngon, bổ, rẻ... các nhà sản xuất tập trung "đánh" vào lòng trắc ẩn hay dọa người tiêu dùng về những hợp chất có hại khi sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất khác.
Quảng cáo mua nước mắt người tiêu dùng của mỳ Gấu đỏ. Ảnh: VB.

Ngày nào cũng vậy, từ những khung giờ ít người xem nhất như từ 7h -10h, 13h - 17h hay cho đến những khung giờ hút khách như 11h-12h, 18h - 22h... đều dễ dàng nhận thấy hàng loạt các quảng cáo được đan xen trong các chương trình TV.

Ngay cả một cô bé, cậu bé 4-5 tuổi cũng thuộc lòng những mẩu quảng cáo như: "Mẹ chọn là nhất", "Mỳ Omachi, rất ngon mà không sợ nóng... Nước tương Chinsu không có chứa 3-MCPD nên an toàn cho cả nhà" thì đủ thấy mức độ truyền tải của các thông điệp quảng cáo rộng rãi đến thế nào. Thế nhưng, sự thật từ những gì quảng cáo so với trên thực tế thì được bao nhiêu phần trăm?

"Cú lừa ngoạn mục từ lòng trắc ẩn" của mỳ gấu đỏ

Đoạn clip quảng cáo "Gấu đỏ gắn kết yêu thương" được chiếu trên TV vài tuần trước đã khiến bao khán giả phải rớt nước mắt vì quá thương cảm.

Clip dài 30 giây xuất hiện hình ảnh cậu bé Tuấn - bệnh nhân ung thư với nụ cười hồn nhiên, mở cánh cửa bệnh viện chào tạm biệt mọi người để về nhà đã khiến hàng triệu con tim độc giả rung động. "Đó là ký ức về câu chuyện vui của bệnh nhân tên Long, về nụ cười ấm áp của cô y tá Mai, sự ân cần, hóm hỉnh của bác sĩ Quang. Tuy nhiên, với bố mẹ Tuấn, ngày ra viện lại là ký ức buồn vì họ không đủ kinh phí để tiếp tục điều trị cho con", đoạn quảng cáo có đoạn.

Khi nghe cụm từ "những trẻ em nghèo như Tuấn được chữa bệnh" vang lên, hàng triệu khán giả xem truyền hình tin rằng, nhân vật Tuấn là có thật. Câu chuyện cảm động đang phát trên sóng truyền hình của cả nước kia là hoàn toàn không bịa đặt. Hơn nữa, bác Long, cô y tá Mai, bác sĩ Quang là những nhân vật củng cố hơn niềm tin ấy của người xem.

Chẳng đắn đo, nhiều bà nội trợ đã đua nhau đi mua mỳ Gấu đỏ, với hy vọng đóng góp nhỏ bé của mình có thể đến được với những em nhỏ đang mắc căn bệnh ung thư như Tuấn.

Tuy nhiên, vài ngày gần đây, nhiều người được phen sửng sốt khi phát hiện ra mỳ Gấu đỏ đã thuê "diễn viên" để mua nước mắt của khách hàng. Không chỉ vậy, mới đây có nguồn tin còn cho hay, bệnh nhân được mỳ Gấu đỏ tài trợ 100% vẫn phải nộp 5.000.000đ viện phí.

Nhiều người từng mua Gấu đỏ ủng hộ chương trình "Gắn kết yêu thương" sau phút ngỡ ngàng là những bức xúc không tả xiết. Điều này lập tức tạo ra hiệu ứng không mấy tích cực về clip quảng cáo.

Nhìn tổng quát thì thông điệp của mỳ Gấu đỏ rất đáng trân trọng. Đáng quý là tấm lòng các doanh nghiệp dù kinh doanh vẫn nghĩ đến trách nhiệm cộng đồng. Tuy nhiên, không ít người cho rằng nhãn hàng Gấu đỏ đang lợi dụng lòng trắc ẩn, tình thương của cộng đồng nhằm mục đích kiếm tiền.

Điều này càng khiến cho người ta có cớ để nghi ngờ khi thực tế nhãn hàng mỳ Gấu đỏ chỉ trích 10 đồng trong giá trị một gói mỳ được bán ra cho việc giúp đỡ trẻ em bất hạnh.

Có người còn làm phép tính vui: mỗi ngày ăn một gói, ta mất ba năm để gửi tới các em 10.000 đồng. Nếu muốn góp 100.000 đồng, số năm ăn mỳ Gấu đỏ phải là 30 năm liên tục. Còn để góp một triệu đồng, chúng ta phải ăn mỳ Gấu đỏ tới 300 năm.

Hơn nữa, 10 đồng làm từ thiện đó được trích ra từ túi của khách hàng hay lợi nhuận của doanh nghiệp thì còn rất mịt mờ. "Theo quan điểm cá nhân tôi, đúng là mỳ Gấu đỏ đưa ra thông điệp: ăn một gói mỳ là bạn đã góp 10 đồng cho bệnh nhân ung thư, thông điệp đó đánh mạnh vào lòng trắc ẩn của khách hàng nhưng cuối cùng chỉ quyên góp 10 đồng. Có thể nói với thông điệp thì quá lớn nhưng đóng góp thì có phần chưa tương xứng với sự kêu gọi đó...mà có chăng 10 đồng đó được trích từ tiền của doanh nghiệp hay là số tiền mà khách hàng phải trả thêm khi mua sản phẩm mỳ Gấu đỏ?", ông Trần Tuấn Anh, chuyên gia marketing, giảng viên ĐH Hà Nội đánh giá.

Còn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (nguyên giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN) thì thẳng thắn đánh giá: "Xem trong đoạn clip quảng cáo trên thì nhãn hàng Gấu đỏ đang tự lộ ra sự lố bịch của mình".

Sự "lố bịch" của nhãn hàng Gấu đỏ theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chính là việc làm marketing và truyền thông quá thành công với chiêu trò, thông điệp mạnh mẽ nhưng trong thực tế thì ngược lại.

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng, nhãn hàng Gấu đỏ đã tự làm mình trở nên "lố bịch". Ngay trong đoạn clip nhãn hàng Gấu đỏ không có chút hình ảnh giới thiệu về sản phẩm. Những thông tin người tiêu dùng cần biết về một sản phẩm như: giá trị dinh dưỡng, đặc điểm nhận biết của sản phẩm không hề xuất hiện.

Sự thật về tiêu chí "3 không" của mỳ gấu yêu

Khi clip quảng cáo Mỳ Gấu đỏ Kết nối yêu thương gây tranh cãi trong cộng đồng về việc kiếm lợi bằng cách đánh vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng chưa nguôi thì Công ty Cổ phần Thực phẩm Á châu lại tung ra thị trường sản phẩm mới - mỳ ăn liền Gấu Yêu, được quảng cáo là "3 không": không sử dụng phẩm màu, chất bảo quản và chất điều vị... cùng với việc nhấn mạnh đây là sản phẩm mỳ "dành cho trẻ em".

Tuy quảng cáo là không sử dụng chất bảo quản, nhưng ngay trên chính bao bì sản phẩm có thể quan sát thấy sự hiện diện của hai thành phần muối phosphate (451i, 452i).

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội, chất 451i có tên khoa học là Pentasodium triphosphate, thường được sử dụng như chất bảo quản trong hải sản, thịt, gia cầm, thức ăn chăn nuôi... Còn 452i là Sodium polyphosphate còn được dùng để thay thế hàn the trong sản xuất thực phẩm.

Theo quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm thì hai chất này cũng được ghi rõ là cũng có chức năng bảo quản, điều vị, ổn định thực phẩm. Vậy phải chăng sản phẩm mỳ ăn liền Gấu Yêu cố tình sử dụng những phụ gia thực phẩm có công dụng tương tự để lập lờ về thành phần của sản phẩm?

Ngoài ra, theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng phân tích mẫu gia vị trong gói mỳ này thì hàm lượng hai chất Disodium Inosinate và Disodium Guanylate là 8,38g/kg và hàm lượng bột ngọt (monosodium glutamate) là 0,49%.

Theo tài liệu Sinh hóa ứng dụng của PGS.TS. Đồng Thị Thanh Thu - ĐH Khoa học tự nhiên thì hai chất điều vị Disodium Guanylate và Disodium Inosinate cùng với bột ngọt sẽ tạo ra một chất có vị ngọt gấp nhiều lần so với bột ngọt thông thường, hay còn gọi là siêu bột ngọt.

Đây là những phụ gia thực phẩm thuộc nhóm chất điều vị trong danh mục những phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của Bộ Y tế. Vậy cớ sao mỳGấu Yêu phải lấp liếm về thành phần này trong sản phẩm bằng việc công bố không sử dụng chất điều vị?

Không chỉ vậy, công ty này còn tiến hành một chiến dịch PR trên một loạt trang báo lớn, kể cả ấn bản báo giấy và báo điện tử nhằm đả kích các sản phẩm có chứa ba nhóm chất phụ gia phẩm màu, chất bảo quản, chất điều vị và mỳ chính.

Núp bóng dưới các bài viết với nội dung Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm dành riêng cho trẻ, Những phụ gia hại sức khỏe trẻ nhỏ hay Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong thực phẩm dành cho bé, nội dung chính của những bài PR này là đưa những thông tin tiêu cực về ba nhóm chất bảo quản, phẩm màu và chất điều vị tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

Phần quan trọng nhất trong những bài viết này là "lời khuyên": Những bà mẹ nên chủ động lựa chọn các loại thực phẩm không chứa các chất phụ gia như không phẩm màu, không chất điều vị và không chất bảo quản.

Hẳn Công ty Á châu không biết rằng những chiêu bài PR như thế này chỉ có thể đánh lừa người tiêu dùng, chứ không thể qua mặt được những chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm. Và sẽ phải trả lời thế nào nếu trẻ em biết rằng, một số người lớn đang lừa dối mình để hưởng lợi?

Mỳ Tiến Vua: Gậy ông đập lưng ông


Không khó để phát hiện ra rằng, có không ít quảng cáo kiểu mỳ Gấu Yêu đang thịnh hành hiện nay. Một công thức chung mà các thương hiệu thường áp dụng là so sánh và công bố những kết quả nghiên cứu ấn tượng nhằm khẳng định, sản phẩm của mình là duy nhất chất lượng, an toàn.

Một trong số đó là chiêu thức gây hoang mang của mỳ Tiến Vua. Ngay sau khi có đoạn quảng cáo với thông điệp "Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe", "Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)" được phát trên truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có chứa chất Transfat và mỳ Tiến Vua của công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan mới là loại tốt cho sức khỏe.

Vỏ gói mỳ Tiến Vua ghi không có Transfat,
kiểm nghiệm lại có. Ảnh: BQN.

Tuy không có con số chính thức về lượng sản phẩm bán ra sau khi có đoạn quảng cáo trên nhưng nếu tổng hợp ý kiến của độc giả cũng như khách hàng trên các báo và diễn đàn, có thể thấy ngay thái độ yên tâm và việc sẵn sàng "móc" hầu bao ra mua mỳ Tiến Vua như thế nào.

Điều đáng nói, không chỉ quảng cáo, mà trong mục thành phần ghi trên bao bì của mỳ Tiến Vua, hàm lượng Transfat được ghi là 0g (Hàm lượng Transfat ghi nhãn theo quy định số 86 FR 41434 của cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).

Với cách ghi này, người tiêu dùng Việt Nam rất dễ hiểu là mỳ Tiến Vua không chứa chất Transfat. Tuy nhiên, người tiêu dùng sau đó "ngã ngửa" khi kết quả kiểm định mẫu mỳ Tiến Vua cho thấy hoàn toàn ngược lại với thông điệp đoạn quảng cáo đưa ra.

Cụ thể, theo kết quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (thành phố Hồ Chí Minh) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%, chứ không phải là zero, tức là hoàn toàn không có như đã quảng cáo.

Không chỉ liên quan đến chất Transfat, gần đây mỳ Tiến Vua của Masan lại một lần nữa khiến dư luận phải chú ý khi tung lên truyền hình đoạn clip quảng cáo mỳ Tiến Vua bò cải chua với sợi mỳ không phẩm màu độc hại E 102 (còn có tên gọi màu tổng hợp Tartranzine 102).

Trong khi đó, khi khảo sát trên thị trường, một số sản phẩm của Masan, trong đó có mỳ Tiến Vua (loại cũ) và một số loại khác đều chứa E 102 và ghi rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102).

Trả lời về vấn đề này, một lãnh đạo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho hay, nói phẩm màu E102 là độc chất có hại cho sức khỏe là không thông tin đầy đủ. "Nếu loại phẩm màu này là độc chất, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì Bộ Y tế đã cấm sử dụng chứ không để cho các công ty làm như hiện nay. Ngay cả công ty mới có sản phẩm mỳ gói không chứa E102 thì hiện tại họ vẫn sử dụng ở các sản phẩm khác", lãnh đạo này nhấn mạnh.

Đặc biệt, thông tin từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng nêu rõ, phẩm mầu E102 được sử dụng đúng hàm lượng thì vẫn đảm bảo an toàn. Như vậy, việc quảng cáo của mỳ Tiến Vua không chỉ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về việc sử dụng chất E102, mà hơn thế, việc quảng cáo một đằng, nhãn mác một nẻo đã khiến người tiêu dùng thêm hoang mang khi sử dụng các sản phẩm mỳ gói.

Không chỉ vậy, khi chất E102 được cơ quan về an toàn thực phẩm khẳng định không độc hại cho sức khỏe mà Masan lại quảng cáo như vậy thì làm cho người tiêu dùng không tin vào thông điệp được đưa ra nữa. Như vậy là quảng cáo mỳ Tiến Vua đã "tự tay bóp chính mình rồi".

Mỳ khoai tây Omachi chỉ có... 5% khoai tây


Bên cạnh mỳ Tiến vua hay Gấu Yêu, sản phẩm mỳ khoai tây Omachi cũng được giới thiệu đến người tiêu dùng theo chiêu thức "marketing dựa trên sự sợ hãi".

Với quảng cáo "mỳ Omachi được làm bằng khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng", Omachi của Massan được coi là chiến lược thành công và đã thu hút sự lựa chọn đông đảo của người tiêu dùng bởi nó tiếp tục tiếp tục "đánh vào nỗi lo bấy lâu của người tiêu dùng: ăn mỳ bị nóng.

Clip quảng cáo mỳ khoai tây Omachi của công ty Masan khẳng định rằng ăn mỳ khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mỳ cho thấy khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 50g/kg, tương đương... 5%.

Như vậy, thành phần chính của "mỳ khoai tây" Omachi vẫn là bột mỳ như mọi loại mỳ khác và thậm chí được coi là dòng mỳ "cao cấp", nhưng vẫn có cả chất E102 và không ghi rõ tỷ lệ bao nhiêu.

Với cách quảng cáo "thổi phồng" sự thật như thế khiến nhiều người tiêu dùng phải tự hỏi, loại khoai tây làm mỳ Omachi liệu có phải là "thần dược" không khi chỉ có 5% khoai tây mà có thể giúp người sử dụng không lo bị nóng?

Hơn nữa, một bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khoai tây chiên (tinh bột) cung cấp nhiều năng lượng, ăn nhiều cũng sẽ gây nóng, đặc biệt vào những ngày hè và mỳ thì chắc chắn phải trải qua công đoạn chiên với dầu.

Cũng vì thế, yếu tố mỳ khoai tây "không sợ nóng" là không đúng sự thật. Thêm vào đó, trong thành phần mỳ Omachi chỉ có 5% từ khoai tây nhưng quảng cáo như là mỳ khoai tây thì không chính xác. Quảng cáo có sự mâu thuẫn như vậy sẽ làm cho người tiêu dùng bối rối không biết tin vào quảng cáo nào.
 Theo Kim Anh
Đất Việt

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Kinh doanh khó khăn, nhà sếp thành chốn công sở!

Kinh tế khó khăn, để tiết kiệm chi phí, nhất là tiền thuê văn phòng, nhiều công ty nhỏ đang có xu hướng chuyển văn phòng về nhà. Nhà của sếp hay các thành viên chủ chốt DN luôn là lựa chọn đầu tiên.
Có không ít công ty chọn giải pháp chuyển về nhà của giám đốc để gánh bớt chi phí.
Xu hướng thu hẹp diện tích, chuyển văn phòng sang khu vực chi phí thấp đang được các DN triệt để thực hiện. Và điều này đã khiến mặt bằng văn phòng trống tăng lên khi các tòa nhà mới đi vào hoạt động, cạnh tranh với các tòa nhà đơn lẻ. Trên đoạn phố Nguyễn Thị Định có hơn chục văn phòng công ty đóng cửa chuyển địa điểm, biển báo mời cho thuê dán hàng loạt mà vẫn chưa có khách thuê mới. Trong số đó, có không ít công ty chọn giải pháp chuyển về nhà của giám đốc để gánh bớt chi phí.
Đang thuê trụ sở văn phòng công ty tại một biệt thự ở đường Nguyễn Thị Định, Công ty Bất động sản B.T đang chuẩn bị chuyển về nhà của giám đốc tại Mỹ Đình. Theo đó, mỗi tháng công ty này sẽ giảm được gần 50 triệu đồng tiền thuê địa điểm cũng như các loại chi phí khác như điện nước, bảo vệ...
Thời kỳ đang "phất", ông chủ công ty này đã mạnh dạn thuê biệt thự tại khu vực trung tâm của bất động sản là Trung Hòa Nhân Chính để làm địa điểm làm ăn cũng như tăng phần uy tín cho doanh nghiệp. Cảnh hàng chục chiếc xe ô tô đỗ cửa, khách vào nườm nượp đã trở thành dĩ vãng, sàn B.T cả năm nay vắng vẻ. Sau khi cắt giảm nhân sự đến thời điểm này cắt giảm chi phí thuê mặt bằng là giải pháp buộc phải làm.
Theo chia sẻ của vị giám đốc, mặc dù về khu vực Mỹ Đình không thuận tiện cho khách hàng nhưng sẽ giảm gánh nặng tài chính mỗi tháng. Nhà ông ở đó cũng rộng hơn 100m2, đủ để cho khoảng 10 nhân viên làm việc, đồng thời cắt giảm cả bảo vệ cũng như ông không phải tốn tiền xăng xe đi lại.
Tốn kém nhất là một công ty ở Yên Hòa, sử dụng văn phòng chưa đầy một năm đã phải chuyển văn phòng. Năm ngoái, công ty bất động sản này đã phải đầu tư gần 1 tỷ đồng để thiết kế lại ngôi biệt thự, mua sắm trang thiết bị nội thất, điện nước cho 3 tầng. Nhưng gần đây, doanh thu mỗi tháng thấp hơn chi, ông chủ méo mặt, lượng khách đến sàn chỉ đếm trên đầu ngón tay mỗi tháng. Cầm chừng được một thời gian, ông đã buộc phải thắt lưng buộc bụng, chuyển văn phòng về nhà mình tại khu đô thị mới Đại Kim.
Theo kế hoạch, cuối tháng này, công ty ông sẽ dọn toàn bộ về đại bản doanh nhà sếp, như vậy nhiều trang thiết bị cũng như đồ nội ngoại thất không sử dụng được có thể bán thanh lý cho nhân viên, hoặc bỏ lại. Hợp đồng thuê nhà 5 năm, việc ngừng hợp đồng sớm, công ty này cũng phải mất một khoản không nhỏ vì phạt hợp đồng.
Không chỉ chuyển nhà vì khó khăn, mới đây, một công ty ở Ba Đình cũng chuyển về nhà sếp chỉ vì hợp phong thủy. Chị Hiền, nhân viên hành chính cho hay, sếp chị là một người khá chặt chẽ trong việc phong thủy. Ngay từ ngày thành lập, sếp đã xem xét kỹ lưỡng vị trí địa thế để thuê văn phòng. Sau một thời gian hoạt động không hiệu quả, sếp lo lắng đi xem khắp nơi. Không hiểu thầy phán kiểu gì, ông liên tục thay đổi phòng làm việc. Một thầy cao tay vừa phán, phải chuyển về nhà mới làm ăn được, ông đã vội vàng lên bắt công ty chuyển văn phòng.
Chị Thu Hương, nhân viên kinh doanh, một công ty truyền thông ở Đống Đa buồn rầu, văn phòng chuyển về nhà sếp tận khu Mỹ Đình II, đồng nghĩa mỗi ngày chị phải đi thêm hơn 5km nữa, chưa kể dưới đó hàng ăn thưa vắng và đắt đỏ. Bất tiện hơn, mỗi lần đi gặp khách hàng chị phải mất nhiều thời gian. Việc đưa đón con đi học hàng ngày chị cũng sẽ không thể đảm nhiệm.
Theo chị Hương, làm việc ở nhà sếp cũng không thuận lợi bởi thiết kế là căn hộ để ở. Gần 20 nhân viên làm việc trong căn hộ chung cư diện tích không phù hợp, ảnh hưởng nhiều tới công việc. Mặc dù vậy, chị Hương cũng chỉ biết ngậm ngùi: "Trong lúc khó khăn này thì vẫn phải làm, vừa làm vừa tìm cơ hội chỗ nào mới gần nhà hơn."
Ông Trần Đức Minh, giám đốc công ty một công ty đầu tư chia sẻ, việc chuyển văn phòng về nhà mình là việc bất đắc dĩ bởi việc đang thuê ở một vị trí trung tâm, vị thế của công ty được tăng lên. Chuyển văn phòng dẫn tới nhiều phát sinh mới như mất khách hàng, phải thêm tiền chi phí để in ấn card, tài liệu và thư thông báo cho khách. Công ty của ông Minh cũng đang rục rịch chuyển từ tòa nhà Hà Thành Plaza về Long Biên trong thời gian tới.
Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, tổng nguồn cung toàn thị trường đạt xấp xỉ 1 triệu m2, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tới năm 2014, xấp xỉ 1,1 triệu m2 diện tích văn phòng mới từ 80 dự án sẽ gia nhập thị trường Hà Nội. Số doanh nghiệp giải thể tăng, doanh nghiệp thành lập mới giảm về số lượng, điều này sẽ tạo một áp lực lớn cho văn phòng cho thuê trong thời kỳ hiện nay.
CBRE nhận định năm 2012 sẽ là năm có diện tích thực thuê mới cao kỷ  lục mặc dù tỷ  lệ trống và nguồn cung vẫn tiếp tục tăng mạnh. Trong năm 2012, câu chuyện của hai khu vực lớn của thành phố - khu vực trung tâm và khu vực phía Tây- sẽ tiếp diễn. Ở khu vực phía Tây, dự đoán giá thuê sẽ tiếp tục giảm nhằm tăng tỷ lệ lấp đầy, trong khi chủ đầu tư của các dự án có vị trí đẹp trong trung tâm sẽ không cạnh tranh bằng giá thuê.
Tuy nhiên, dù thế nào thì lĩnh vực văn phòng cho thuê sẽ còn tiếp tục đối mặt với khó khăn kéo dài khi các DN triệt để cắt giảm chi phí. Trong đó, tiền thuê văn phòng luôn là một chi phí lớn được ưu tiên giảm càng nhiều càng tốt. Hơn thế, kinh doanh co hẹp, nhân lực sa thải thì thu hẹp văn phòng cũng là bước tất yếu tiếp theo.
Theo Yến Nhi
VEF

Chỗ làm lý tưởng

Một cậu ấm sau khi du học ở Mỹ về, ăn chơi mãi cũng chán, vòi bố:

– Này, bố kiếm việc làm cho con đi, ăn chơi mãi nó hư người!
– Mày cũng biết sợ hư cơ à? Thế muốn làm gì? Vào viện nghiên cứu nào đó nhé?
– Đừng đùa! Bố cũng biết con sang bên ấy có học hành bao lăm, chẳng qua là để chuẩn bị sân sau cho bố an hưởng tuổi già...
– Suỵt! Mày nói lớn thế nhỡ ai nghe được thì mất uy tín của tao!
– Úi dào, chuyện đó ai chẳng biết, còn sợ với sệt. Hỏi tiếp đây: vào mấy cái viện đó thì con biết nghiên cứu những gì?
– Sao lại làm nghiên cứu? Con vào đấy để làm... lãnh đạo! Lãnh đạo thì chỉ có họp thôi, khỏi nghiên cứu nghiên kiếc gì cho hại óc con trai bố.
– Lãnh đạo cũng phải làm. Con muốn làm ở đâu mà không có việc để làm cơ!
– Mày ra điều kiện thế thì căng thật. A, thế con làm ở văn phòng Phòng chống tác hại thuốc lá nhé?
– Có cái văn phòng đó sao? Thế vào đó có phải làm gì không?
– Cũng có, nhưng ít việc lắm. Nghe đâu hai năm qua văn phòng chỉ nhận được duy nhất một báo cáo về việc phạt hút thuốc nơi công cộng!
– Nghĩa là dù ít nhưng cũng phải làm, con ứ chịu. Với lại con muốn làm nơi nào có cái tên thật hoành tá tràng cơ, con cũng phải giải quyết khâu oai với bạn gái chứ lỵ!
– Mày rắc rối quá. Để xem, vừa oai vừa nhàn thì chỉ... A, có rồi. Nơi này có cái tên rất khủng, nhưng bảy năm qua chưa làm được việc gì cả!
– Bố nói đi, sốt cả ruột!
– Đó chính là... cục Phòng chống rửa tiền!
Người già chuyện/Sài Gòn Tiếp Thị

Tiết lộ nội các toàn triệu phú

Một danh sách vừa được công bố cho thấy có tới 2/3 bộ trưởng Anh là các triệu phú. Tổng tài sản của các thành viên nội các Anh lên tới gần 110 triệu USD.
Thủ tướng Cameron (thứ 2 từ phải sang) và các bộ trưởng trong nội các.
Wealth-X, một công ty tư vấn chuyên phân tích các vấn đề tài chính của các chính trị gia Mỹ, đã công bố một bảng phân tích mới về tài sản của các bộ trưởng trong nội các Anh, dựa trên lương của họ cũng như các tài sản và cổ phần công khai. Theo đó, 18 trong số 29 bộ trưởng là triệu phú.
Các phân tích thuộc Wealth-X ước tính tài sản của Thủ tướng Anh David Cameron trị giá gần 6,3 triệu USD, với các tài sản cố định là 300.000 USD từ các khoản lương hiện thời và trước kia.
Tài sản của ông Cameron một phần là tự làm ra, một phần là của cải phần lớn được thừa hưởng từ thừa kế và của bố mẹ.
Bảng phân tích cũng dự đoán rằng tổng tài sản của ông Cameron và vợ nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong những năm tới vì họ sẽ được thừa kế khoản tiền 40 triệu USD.
Các chuyên gia tại Wealth-X ước tính ngôi nhà của ông Cameron tại Bắc Kensington trị giá 4,2 triệu USD, trong khi ngôi nhà ở Oxfordshire trị giá 1,5 triệu USD.
Trong một đoạn mô tả tiểu sử ngắn, các nhà phân tích miêu tả ông Cameron là “người quê gốc ở Berkshire, sinh ra trong một gia đình giàu có, có họ hàng xa với hoàng gia Anh”.
Theo Wealth-X, bộ trưởng giàu nhất trong nội các là ông Lord Strathclyde, sở hữu khối tài sản 15 triệu USD, chủ yếu thừa kế tài sản và cổ phần trong một ty quản lý bất động sản gia đình.
Bộ trưởng Quốc phòng Philip Hammond là nhân vật giàu thứ 2 với khối tải sản 13 triệu USD.
Ngoại trưởng Anh William Hague đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng với khối tài sản 7 triệu USD.
Hồi tháng 3, Wealth-X cũng công bố một báo cáo tài sản trong đó cho biết ông Mitt Romney, ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà Mỹ, sở hữu khối tài sản trị giá 230 triệu USD.
Trong khi đó, Wealth-X ước tính Tổng thống Mỹ Barack Obama sở hữu khối tài sản 10,5 triệu USD và 400.000 USD tiền lương trên cương vị tổng thống. Còn người giàu nhất từng tranh cử tổng thống Mỹ là ông Ross Perot, với khối tài sản 3,58 tỷ USD. Ông Perot từng chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992 và 1996.
 Theo An Bình
 Dân trí/Telegraph

500 tiểu thương 'quây' UBND quận Cầu Giấy... phản đối xây chợ mới

Hôm nay, hơn 500 phụ nữ là tiểu thương mặc đồng phục màu đỏ, tới “quây” UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội để phản đối dự án xây chợ Nghĩa Tân mới.
Chợ Nghĩa Tân hiện tại.

Những phụ nữ này có mặt tại khu vực UBND quận Cầu Giấy từ rất sớm và tất cả mặc áo màu đỏ, phía sau có in dòng chữ: “Bà con tiểu thương chợ Nghĩa Tân - Cầu Giấy kêu cứu”.

Đoàn người tụ tập xung quanh UBND, Quận Ủy quận Cầu Giấy, rải rác trên cầu và tràn vào cả khu vực tiếp dân của quận. Thậm chí, họ còn có mặt cả gần khu vực ngã tư Cầu Giấy - Láng - Bưởi... thu hút sự chú ý của người đi đường, khiến giao thông khu vực này gặp khó khăn. Rất đông dân phòng, cảnh sát khu vực và các xe chuyên dụng của cảnh sát đã được huy động để bảo đảm trật tự.

Theo các tiểu thương chợ Nghĩa Tân, nguyên nhân dẫn đến việc tập trung đông người là do họ quá bức xúc trước thông báo của UBND quận Cầu Giấy về việc “chợ đã đóng thầu” cho một công ty tư nhân xây dựng với quy hoạch dự kiến khoảng 9 - 10 tầng mà không thông qua sự đồng thuận của các tiểu thương.

Chợ Nghĩa Tân được xây dựng từ năm 1994 và đi vào hoạt động kể từ tháng 6/1996 đến nay, với vốn đầu tư xây dựng chủ yếu là do những người kinh doanh trong chợ đóng góp và một phần hỗ trợ của Nhà nước. 5 năm đầu, chợ không có điện, đến năm 2001 mới bắt đầu có điện, việc kinh doanh của bà con trong chợ mới dần được tạm ổn.

Các tiểu thương cho biết, việc “đóng thầu” chợ Nghĩa Tân của quận Cầu Giấy không hề trưng cầu ý kiến của các tiểu thương, những người là đồng chủ sở hữu. “Chính chúng tôi bỏ tiền ra xây chợ, vậy tại sao khi muốn phá đi, xây dựng mới lại không cho chúng tôi quyền quyết định số phận tài sản của mình?” Chị Lê Thị Bích, một tiểu thương chợ Nghĩa Tân, nói.

Quy hoạch xây dựng chợ Nghĩa Tân thành khu thương mại lớn cũng không nhận được sự đồng thuận. Các tiểu thương cho rằng, chợ Nghĩa Tân chỉ nên là chợ dân sinh, nếu xây dựng lớn hơn, việc buôn bán sẽ không hiệu quả, khác gì "đâm đầu vào chỗ chết". 

“Đây chưa phải là thời gian hợp lý để xây dựng, quy hoạch lại, bởi chợ Nghĩa Tân đang hoạt động tốt. Hơn nữa, rất nhiều hạng mục của chợ cũng vừa được cải tạo xây mới. Hơn nữa, nhìn vào bài học từ các chợ dân sinh phát triển lên thành chợ lớn, trung tâm thương mại như chợ Ô Chợ Dừa, chợ Hàng Da, Cửa Nam, chợ Khương Đình, chợ Bưởi… tuy có khang trang hơn, nhưng hiện tại bị bỏ không hoặc hoạt động không hiệu quả”.

Một số hình ảnh về đoàn tiểu thương tập trung phản đối việc xây chợ Nghĩa Tân mới:


Đoàn tiểu thương chợ Nghĩa Tân mặc đồng phục tập trung quanh UBND quận Cầu Giấy...
 
 ...ngồi la liệt trong phòng tiếp dân của quận...
 
 và đông đảo phía trước UBND quận.
 

 
 Phía sau áo đồng phục đều có in dòng chữ: "Bà con tiểu thương chợ Nghĩa Tân- Cầu Giấy kêu cứu. Ảnh: Minh Tùng

Theo Minh Tùng
 Đất Việt

Thần đồng 16 tuổi giải "bài toán 350 năm" của Newton

Cậu học trò 16 tuổi Shouryya Ray đã làm cả thế giới sửng sốt khi công bố tìm ra lời giải cho bài toán "huyền thoại" của Issac Newton từng khiến các nhà khoa học bó tay suốt 350 năm qua.
Sau khi công bố đáp án, Ray đã được báo chí tung hô và ca ngợi là một ‘thiên tài’. Cậu học sinh đến từ Dresden, nước Đức, đã giải quyết 2 lý thuyết cơ bản về động lực học phân tử mà các nhà vật lý và toán học trước đây chỉ có thể tính toán bằng việc sử dụng máy tính hiện đại.

Lời giải được đưa ra bởi Ray đồng nghĩa với việc giờ đây các nhà khoa học có thể tính được đường bay của một quả bóng ném và dự đoán việc nó sẽ đập vào tường và bật trở lại theo cách như thế nào.
Thần đồng 16 tuổi giải ‘bài toán 350 năm’ của Newton
Cậu học trò 16 tuổi Shouryya Ray đã được tung hô là ‘thiên tài’ sau khi giải quyết lý thuyết được đưa ra bởi Issac Newton

Shouryya Ray lao vào giải toán sau chuyến đi tới trường Đại học Dresden, nơi các giáo sư quả quyết rằng những lý thuyết trên không thể được giải quyết.

Ray giải thích: ‘Tôi chỉ tự hỏi bản thân mình: Tại sao lại không thể làm điều đó. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một vấn đề quá khó khăn và không tin rằng không có lời giải thích đáng’.
Thần đồng 16 tuổi giải ‘bài toán 350 năm’ của Newton
Bài toán mà Newton đưa ra đã gây tranh cãi trong giới khoa học hơn 350 năm

Ray bắt đầu giải các phương trình phức tạp ngay từ khi mới lên 6, nhưng không hề thừa nhận mình là ‘thần đồng’. Lý do mà cậu đưa ra là: ‘Tôi cũng có nhiều điểm yếu. Có nhiều thứ khác ở trường mà tôi ước mình có thể làm tốt, chẳng hạn như bóng đá’.

Trong suốt nhiều năm, Ray miệt mài và đam mê tìm tòi cái mà cậu gọi là ‘vẻ đẹp nội tại’ của toán học.

Khi còn nhỏ, bố của cậu, một kỹ sư, đã bắt đầu kiểm tra trí não của Roy bằng việc đặt ra cho cậu những vấn đề số học.

Sau khi chuyển đến từ Calcutta, Ấn Độ 4 năm trước khi không biết chút gì về tiếng Đức, giờ đây Ray đã có thể sử dụng trôi chảy ngôn ngữ này.

Trí thông minh của cậu học trò đã nhanh chóng được ghi nhận tại lớp học và cậu được đặc cách ‘nhảy cóc’ 2 năm. Ray sắp sửa trải qua kỳ thi tốt nghiệp trung học dù mới chỉ 16 tuổi.

Internet "hạ gục" tờ nhật báo 175 năm tuổi

Tờ Times-Picayune, nhật báo duy nhất tại New Orleans, thành phố lớn nhất bang Louisiana, Mỹ, đã phải cắt giảm xuống còn 3 số báo/tuần vì sự cạnh tranh mạnh mẽ từ internet.

Theo Reuters, tờ báo từng đoạt giải thưởng Pulitzer này sẽ giảm số kỳ phát hành báo in xuống còn 3 số/tuần. Điều đó đồng nghĩa với việc New Orleans không còn tờ nhật báo nào.


Tờ Times-Picayune - Ảnh: Reuters

Công ty Advance Publications, chủ sở hữu của tờ Times-Picayune, cho biết sự thay đổi này là do những chuyển biến trong ngành công nghiệp báo chí và sự cần thiết phải tập trung vào các ấn phẩm kỹ thuật số.

Trang web của tờ báo này đã đăng dòng thông báo rằng tờ báo in Times-Picayune sẽ chỉ phát hành vào các ngày thứ tư, thứ sáu và chủ nhật.

Bù lại, họ sẽ nỗ lực cập nhật thông tin trực tuyến 24/7. Những thay đổi này sẽ bắt đầu vào mùa thu năm nay.

Công ty này cũng cho biết ba trong số các tờ báo mà họ sở hữu ở tiểu bang Alabama (Mỹ) là Huntsville Times, Mobile Press-Register Birmingham News cũng sẽ cắt giảm phiên bản báo in xuống còn 3 số/tuần để tập trung cho một trang báo mạng về Alabama.

Steve Myers, quản lý Viện nghiên cứu về truyền thông Poynter cho biết Times-Picayune là tờ báo lâu năm đầu tiên ở Mỹ chấp nhận thay đổi lượng báo in mạnh đến vậy.

Tờ Times-Picayune ra đời từ năm 1837 từng giành nhiều giải thưởng báo chí lớn trong đó có giải Pulitzer cho việc đưa tin về cơn bão Katrina năm 2005.

Sự thay đổi này cũng đang ngấm ngầm diễn ra ở nhiều tờ báo in khác khi các độc giả ngày càng ưu ái báo mạng.

Ngát Ngọc/Thanh Niên

Những Cô Giáo Dạy Văn Không Bao Giờ … Đọc Sách

Cua Đồng
-
Chuyện thứ nhất:
Nàng là giáo viên dạy văn trung học, khá đẹp, còn trẻ, cỡ ba chục mùa khai giảng. Nàng tìm đến toà soạn với một tập luận án trong tay, buông một nụ cười lủng lẳng cùng một cái liếc cháy xẹt mặt biên tập viên: "Anh cố gắng in cho em một bài lấy điểm bảo vệ, anh nhớ! Rồi em sẽ trả ơn anh xứng đáng".

Anh chàng biên tập viên mủm mỉm: "Em trả ơn anh gì nào?". Nàng lửng lơ: "Anh muốn gì em cũng chiều!". Chàng hỏi: "Luận án em làm về cái gì?". Nàng thỏn thẻn: "Dạ em làm về Nam Cao". Chàng nhăn mặt: "Em ơi, Nam Cao có cả ngàn vạn người "làm" rồi. Báo anh không in những bài viết về các tác giả cũ. Nếu em làm các tác giả mới thì anh có thể giúp em được". Nàng phụng phịu dẩu môi rất chi là đa nghĩa: "Dưng mà anh ơi...Làm tác giả mới thì em chết!". Chàng nhướng mắt kinh hãi: "Chết? Sao mà chết?". Nàng cúi mặt mân mê tà áo mỏng tang cánh chuồn xậm xịu: "Là vì...Làm tác giả mới thì em...phải đọc. Phải viết mới hoàn toàn. Như thế thì em cũng vất vả, mà thầy đọc luận án cũng...vất vả. Mí lại...thầy đã gợi ý em làm Nam Cao, trái ý, khi bảo vệ thầy "quay" em ra tóp! Thôi, cứ làm tác giả cũ cho chắc ăn anh ạ".
Chàng đón luận án của nàng. Mới liếc qua mấy trang chàng đã ngao ngán giấu một tiếng thở dài. Bản luận án với những luận điểm, câu chữ, bố cục... y chang những "luận án chợ trời" mà trước đó đã có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ tương lai đã ôm đến cho chàng đọc cùng lời nhờ vả. Vốn tính thương người (đẹp), chàng tĩnh tâm hít một hơi lấy lại bình tĩnh bảo: "Em ạ, em còn trẻ, còn thời gian, em nên tự mình làm một công trình về tác giả mới. Anh sẽ giới thiệu cho em một vài tác giả để em lựa chọn. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ rồi ngước lên: "Vâng...".
Chàng biên tập viên mừng húm, bắt đầu thao thao nói về những nhà văn đương đại đã có thành công trên văn đàn. Nhưng hỡi ôi, nhắc đến tác giả tác phẩm nào nàng cũng ngồi ngây như người Việt Nam nghe tiếng...Braxin! Đừng nói đến các tác giả trẻ, ngay cả các "ông to bà lớn" như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Y Ban...nàng cũng chưa bao giờ...nghe nói!
Khi tiễn nàng về rồi, chàng biên tập viên mới ngửa cổ lên trời gào lên một câu thống thiết: "Sao lại có thứ cô giáo dạy văn mà không bao giờ đọc sách hở giời!".
Chuyện thứ hai: 
Lần đó Cua theo về quê một người bạn. Nhà anh bạn nằm giữa một cánh đồng mênh mông, có vườn cây ăn trái, có ao thả cá. Để đãi khách, anh bạn đã tổ chức một bữa câu cá thưởng trăng cùng người đẹp.
"Người đẹp" mà anh bạn mời tới là một cô giáo dạy văn cấp 2. Mới nhìn thấy cô giáo từ xa Cua đã xốn xang trong dạ. Cô đẹp. Đẹp một cách cổ điển với mái tóc dài buông ngang hông vương hương bồ kết. Mắt bồ câu bắt trăng lung linh. Nụ cười e ấp kiểu thôn nữ...

Anh bạn nói, em L đây rất mê văn chương nên mới xin phép bố mẹ được đến chơi với các nhà văn đấy. Lời giới thiệu rất "ngọt" trong cảnh trăng thanh gió mát hứa hẹn một cuộc chơi lãng mạn trữ tình giữa miền thôn dã khiến ai nấy đều thấy tâm hồn thanh sạch lâng lâng. Cua cất lời bắt đầu chào hỏi: "Cô giáo yêu thích tác giả nào?". Cô giáo ngập ngừng hồi lâu, ý chừng như đang rà lại hàng trăm ngàn tác giả mà cô đã đọc, khiến Cua trong bụng lo ngay ngáy. Lo là với mớ kiến văn hạn hẹp của mình sẽ không đủ để tiếp chuyện cô giáo thì ê mặt. "Em thích Trần Đăng Khoa!", cô giáo bất ngờ reo lên một cách hồn nhiên như trẻ nhỏ, khiến Cua cũng vui lây. Thích Trần Đăng Khoa cũng ổn rồi. "Thế em thích nhất tác phẩm nào của ông ấy?". "Dạ, em thích nhất là Hạt gạo làng ta!". Cua đã ngờ ngợ, nhưng hỏi thêm: "Em đã đọc những cuốn sách nào của Trần Đăng Khoa?". Cô giáo bẽn lẽn cười: "Em có đọc cuốn nào của ông ấy đâu. Em chỉ đọc mấy bài trong sách giáo khoa thôi!". Nói xong cô giáo không giấu diếm sự ngượng ngùng khiến Cua phải nói đỡ "Những bài thơ đưa vào sách giáo khoa là những tác phẩm hay nhất của Trần Đăng Khoa rồi. Thế em có đọc báo Văn nghệ không?".
"Dạ...không...". "Thế em có đọc Văn nghệ Quân đội không?".
"Dạ...không...". "Thế thì em thường đọc sách báo gì?". "Dạ, em đọc Phụ nữ với Tiền Phong với Thời trang với Điện ảnh với Sinh viên với...". Cô giáo liệt kê có đến hơn chục đầu báo.

Để tạo cơ hội ghi bàn cho cô, Cua khen cô có sức đọc khỏe rồi tiếp: "Thế em có biết nhà văn Nguyễn Ngọc Tư không?". Hỏi câu này là bởi hồi đó xảy ra sự kiện truyện ngắn Cánh đồng bất tận bị đánh tơi tả, tên và ảnh Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện dày đặc trên các mặt báo từ Nam chí Bắc. Là người đọc nhiều báo chắc chắn cô giáo phải biết Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng Cua đã nhầm. Cô giáo thành thật lắc đầu không biết Nguyễn Ngọc Tư là ai cả. Đến nước này thì Cua cũng bắt chước anh bạn biên tập viên nọ mà ngửa cổ lên giời định kêu một tiếng. Nhưng rồi Cua chợt nhận ra mình đang ở quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nên đành ngồi im "tựa gối ôm cần" nhìn mông lung vào mặt ao trăng sáng lênh loang. Cả Cua, cả anh bạn và cô giáo xinh đẹp không ai nói thêm được một câu nào nữa. Đêm khuya thanh vắng, nghe mông lung "Cá đâu đớp động dưới chân bèo"...
Chuyện thứ 3:
Thằng con giai nhớn của Cua năm nay học lớp 9, 15 tuổi, bắt đầu dậy thì. Cái tuổi này con trai rất không muốn gần bố. Có chuyện gì cu cậu đều bắn tin qua mẹ. Ấy vậy mà hôm qua hắn nhắn cho bố một cái tin lạ lùng:
"Con được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh đó bố!". Nhận tin, Cua ngồi thừ hồi lâu. Rồi nhắn lại: Việc đó có gì mà tự hào hả con? Thằng bé im tịt, chắc giận bố lắm. Cua ân hận quá, liền bấm máy xuê xoa một hồi cho con đỡ tủi. Cũng tính nói vài lời động viên, nhưng rồi không thể nói trái lòng mình.
Là cha là mẹ ai chả muốn con mình học giỏi. Nhưng giỏi Văn thì chớ vội mừng. Năm thằng cu nhà Cua lớp 6, kì về thăm nhà Cua bảo con mang tất cả các bài thi các môn ra bố kiểm tra. Các môn khác cu cậu học đều, điểm toàn 9-10. Riêng môn Văn bập bõm. Có hai bài tập làm văn khiến Cua phải chú ý.
Một bài với đề: Em hãy tả một buổi ra chơi của lớp em.
Thằng cua con làm thế này: "...Giờ ra chơi các bạn nam chia phe đá bóng. Phe em có bạn Tuất rất siêu. Mỗi khi có bóng, đôi chân bạn dẻo như kẹo singum hút dính khiến quả bóng không tài nào sổng ra được.
Bạn rê bóng qua một rừng chân như qua chỗ không người rồi tung một cú sút cực nét khiến thủ môn đội bạn chỉ biết đứng ngẩn tò te...".
Bài văn còn dài hơn, nhưng Cua chỉ trích một đoạn. Những chữ bôi đỏ là những chữ được cô giáo gạch bỏ, đồng thời thay vào những từ của cô: "phe" đổi thành "đội", "siêu" được thay bằng "giỏi", "dẻo như kẹo singum" được thay bằng "khéo léo", "sổng" được thay bằng "rời", "cực nét" được thay bằng "chính xác"...Lời phê của cô giáo như sau: Cách dùng từ tuỳ tiện. Điểm: 6.
Bài thứ hai: Đề: Em hãy tả lại một ngày nghỉ của gia đình em!
Thằng cua con làm như sau:
"Sáng chủ nhật bố em đọc báo, mẹ em đi chợ. Em tranh thủ học bài rồi chơi với em Hà. Trưa mẹ về, cả nhà xúm vào nấu nướng. Mẹ em làm món bún riêu. Bố em xắn tay giúp mẹ giã cua. Em cũng góp phần rửa rau. Em Hà 3 tuổi chưa biết làm gì nhưng cũng giơ tay nói: "Con xung phong vào bếp". Bé sờ hết cái này sang cái khác, miệng hỏi liến thoắng. Bố mắng yêu: "Con lên nhà chơi, ở đây vướng chân quá!"...
Bài văn sạch tinh tươm, không có nét gạch xoá, sửa chữa của cô giáo.
Lời phê: Bài làm tốt, tả cảnh sinh hoạt gia đình sinh động. Điểm: 9.
Đọc xong hai bài văn của con, Cua tôi buồn nẫu cả người. Bài thứ nhất, thằng cua con làm đúng theo con mắt quan sát của đứa trẻ 13, được miêu tả bằng những từ ngữ sáng tạo, phản ánh đúng tính cách lứa tuổi hiếu động, tinh nghịch của học sinh lớp 6. Vậy mà những từ rất hay kia lại bị cô thay bằng những từ đúng đến độ...bạc phếch! Nhưng đáng buồn hơn là ở bài thứ hai. Đây là một mẫu văn rất quen có trong sách giáo khoa. Thằng bé nhà Cua đã học thuộc và bê vào gần như nguyên si. Buồn vì con học vẹt một thì buồn vì con không trung thực mười. Bố quanh năm tất bật, có bao giờ thảnh thơi để ngày chủ nhật ở nhà đọc báo? Và em Hà, em Hà nào thế? Nó có hai thằng em trai phá như giặc Nguyên Mông, anh em đánh lộn suốt ngày. Nó không muốn, hay không đủ khả năng để tả thực cảnh sinh hoạt nhà mình? Hay nó đã rút kinh nghiệm từ bài văn điểm kém trên kia nên chọn giải pháp an toàn là làm theo văn mẫu? Con ơi là con! Chính vì con làm theo văn mẫu nên con đã có những ấu trĩ không thể chấp nhận được. Em Hà, cái nhân vật tưởng tượng của con mới 3 tuổi thì biết thế nào là xung phong? Làm sao mà hỏi liến thoắng được? Bập bẹ như trẻ lên ba cơ mà? Cầm hai bài văn của con so sánh, Cua thất vọng vô cùng, tính tìm gặp cô giáo trao đổi vài câu. Nhưng rồi, chính Cua lại lưỡng lự, rồi tặc lưỡi, chả dại. "Quân- Sư- Phụ"...ngôi vị của "thầy" bao giờ cũng lớn hơn "cha", chỉ đứng sau "vua". Mình mà mở miệng không khéo cô giáo lại mắng cho mấy mắng rằng anh biết gì mà nói?!
Và thế là từ đó môn Văn của thằng cua con luôn luôn ở mức "ổn định- thiết thực-vững chắc".
Và thế là thằng cua con trở thành học sinh giỏi Văn.
Và thế là thằng cua con được chọn đi thi học sinh giỏi Văn cấp tỉnh.
Và thế là Cua chẳng biết nên khóc hay cười?

Chuyện của những người bạn viết:
1. Anh bạn của Cua nguyên là giáo viên dạy Văn của một trường cao đẳng miền núi. Bố mẹ anh đều là giáo viên. Cô em gái cũng là giáo viên - giáo viên dạy Văn. Gia đình anh được xếp vào hàng trí thức toàn tòng. Nếu như anh cứ yên tâm với nghề giáo thì chắc chẳng có chuyện gì để nói.
Nhưng số anh đắm đuối với cái Đẹp nên sau khi uể oải với những bài giảng đóng khung trên giảng đường, anh chìm đắm vào sáng tác. Khổ cho anh, dính ngay giải Nhất cuộc thi truyện ngắn ở một tờ báo văn chương lớn. Bởi thế mà anh phải về Thủ đô làm việc trong một toà soạn tạp chí văn nghệ.
Một tối sau bữa cơm bụi vỉa hè, anh bạn trịnh trọng hỏi Cua:
- Ông ạ, tôi phải kiếm đủ 50 triệu làm luận án tiến sĩ...
Mới nghe thế, Cua đã cắt lời ngay:
- Ông điên à?! Lương ông tháng hơn ba triệu, ăn cơm bụi chửa đủ no, tích cóp bao giờ cho đủ ngần ấy tiền?
- Nhưng mà...
- Nhưng mà gì? Cơ quan văn nghệ người ta chỉ phục tài nhau qua tác phẩm, chả ai mang học hàm học vị ra so đâu.
Anh bạn Cua gãi đầu khổ sở:
- Thì tôi cũng biết thế...Nhưng mà...
- Nhưng mà sao?- Cua gắt- Ông cứ viết cho hay như hiện nay thì ai dám coi thường ông?
- Ừ...cơ quan không ai coi thường...Nhưng mà...em gái tôi nó coi thường. Hôm nọ tôi về, nó dám nói trước cả nhà rằng, em không hiểu sao anh lại đi theo cái nghề văn dở hơi ấy. Em tưởng anh về Hà Nội để làm luận án tiến sĩ mang lại vẻ vang cho gia đình...
À, ra thế!
Dưới con mắt của cô giáo dạy Văn kia, danh hiệu nhà văn là một thứ phù phiếm đáng vứt đi. Đối với cô, chỉ có danh hiệu tiến sĩ mới cao cả.
Cua "chia buồn sâu sắc" với bạn bằng câu hỏi:
- Thế cô ấy có đọc văn của ông bao giờ không?
- Nó có đọc văn bao giờ đâu. Nếu nó đọc chắc chả bao giờ nó nói thế...
Hiểu chuyện của bạn, Cua tuy ngậm ngùi nhưng đã tỏ ý thông cảm. Ai cũng thế thôi, vẫn phải sống vì dòng họ, gia đình. Được chia sẻ, anh bạn có vẻ cảm động hỏi Cua:
- Ông có ý định làm tiến sĩ không?
- Không bao giờ!
- Nhưng ví dụ cơ quan cho ông tiền để làm tiến sĩ ông có nhận không?
- Nhận! Tôi sẽ nhận và mang hiến cho những người nông dân nghèo khổ đang cần cơm ăn áo mặc hơn những bản luận án mốc meo!
Cua tôi là người luôn coi trọng học vấn, kính trọng những trí thức thực tài, nhưng luôn giữ quan niệm học vấn phải có đóng góp thực tế cho xã hội; những người có học vị tiến sĩ phải là những người xuất chúng.
Nhưng biết làm sao được. Anh bạn Cua dẫu biết làm tiến sĩ văn học là "việc vớ vẩn" nhưng vẫn phải làm. Trình độ của anh Cua không dám phàn nàn. Làm luận án, anh chọn một đề tài khá "nhọc", tự mình đọc và khai phá một mảnh đất hoang vu.
Bằng tiến sĩ mà bạn Cua sắp có sẽ là bằng thật. Nhưng mỗi khi nhớ đến những lời thốt ra từ miệng của một cô giáo dạy Văn, Cua vẫn thấy buồn? Nếu cô đừng nói những lời đó thì anh bạn của Cua, với văn tài đã được khẳng định, anh sẽ dành thời gian mấy năm để viết một cuốn tiểu thuyết hay đóng góp cho nền văn học nước nhà, hơn là dành số thời gian ấy làm một cái luận án tiến sĩ mà...chả để làm gì. Với số tiền 50 triệu kia anh hoàn toàn đủ để cưới vợ, giã từ cảnh sống lang thang cơm bụi trên những con phố ồn ào...
2. Cô bạn Cua là giáo viên - giáo viên dạy Văn- có-đọc-sách ở một trường chuyên nổi tiếng Hà thành. Cô viết cả văn xuôi và thơ. Cua thích thơ của cô hơn. Những bài thơ mang đầy cảm hứng phồn thực, viết bằng một bút pháp bung phá. Những bài thơ được viết sau những buổi cô phi xe ào ào khắp các con đường mà chẳng biết đi đâu, đi cho đến khi bình xăng cạn kiệt... Thi thoảng cô giáo ấy vẫn "nổi loạn tạm thời"- như cách nói của cô - là điện thoại rủ Cua cùng vài người bạn đi quán nhậu. Bao giờ cũng thế, lý do duy nhất của cô chỉ là "chán dạy".
Ô kìa! Giáo viên trường chuyên của người nước ngoài đầu tư, lương tháng nhận bằng đô, cớ gì chán dạy? Hỏi, cô bảo, tôi soạn mỗi một giáo án, thế mà ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác tôi phải "nhai" đi "nhai" lại cái giáo án ấy đến bã bời chữ nghĩa thì làm sao tôi chịu nổi? Mình là người chịu đọc, thấy có tác phẩm mới, tác giả mới xuất hiện là muốn giới thiệu với học sinh. Đôi khi nổi cơn "hâm" lên là cô trò nói chuyện văn chương cả buổi.
Những buổi dạy ấy mình thực sự "phê", trò nghe cũng "sướng mê man". Thế nhưng Ban giám hiệu biết lại phê bình mình không dạy theo giáo án. Thôi đành... "Ăn cơm chúa múa theo bài", ngày ngày nhồi nhét những câu chữ sáo mòn trong trong sách giáo khoa, trong văn mẫu vào đầu học trò. Nghĩ mà thương chúng quá!...Nói rồi cô giáo nâng ly rượu ực một hơi cạn sạch. Má cô ửng đỏ. Mắt cô long lanh. Cô nhìn vào đám bạn bè viết văn nói một câu thành thực như rút ruột:
- Các ông có biết ngày ngày phải đọc phải dạy những thứ mình không thích nó chán như thế nào không? Nó chán như bị bắt phải...ngủ với người mình không yêu ấy!
Đỗ Tiến Thụy
Theo: Blog Gã cua đồng