Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Nhân tai

Kỳ Duyên
 
Sống chung với thiên tai đã đành, người Việt giờ luôn phải (còn phải biết) sống chung với nhân tai- thói vô cảm, vô trách nhiệm, thói tham nhũng, giẫm đạp lên luật pháp vì lợi ích riêng. Đó là thứ... tình khốn khổ, và cũng cay cực làm sao!
Hà Nội và nhiều tỉnh phía bắc vừa bị cơn bão số 5 chạm phải. Nói như dân gian là thiên tai. Mới chỉ chạm phải, bão số 5 tàn phá hàng ngàn ngôi nhà, hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu hư hỏng. Thậm chí mang tang tóc đến cho nhiều gia đình. Thiên nhiên vĩ đại, kỳ thú và thiên nhiên cũng hung hãn, tàn bạo...
Con số 42 người chết, mất tích và bị thương, đặc biệt trong đó, có 1 người lái xe taxi tại Hà Nội chết ngay trong xe vì bị cây đổ bất ngờ, để lại người vợ trẻ và 2 đứa con thơ ngơ ngác đã khiến không ít người xót xa.

Suýt gặp nạn vì một câu thơ

Trịnh Anh Đạt
 
Chuyện sảy ra ở một thị trấn nhỏ bên bờ con sông Đáy vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Thị trấn nghèo xác xơ ấy, ngày đêm ngập chìm trong bụi than,  bụi đá, bụi vôi, khói và tiếng chuông nhà thờ ngân.
     Anh bạn tôi làm nghề rèn truyền thống “Cha truyền, con nối” chị vợ mở quán cơm phở bình dân, tần tảo nuôi mười miệng ăn. Dân cả vùng đói nghèo như dòng sông nhỏ bé, hàng ngày bị bã đá, bã vôi, than xỉ lấp dần đôi bờ con sông.

Tai nạn thơ nhớ đời

Nguyễn Vũ Tiềm
 
Nhân có sự cố thơ ở Đồng Nai, tôi lại nhớ vụ tai nạn thơ do tôi gây ra khiến bốn thầy cô giáo ở trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre phải mất việc. Bốn thầy cô đều là sinh viên Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh mới ra trường xung phong đến tỉnh xa hình như được một hai năm, đang rất nhiệt tình sôi nổi bỗng dưng bị kỷ luật nặng nề oan uổng và cay đắng!
Vụ này là vết thương đau của tôi và sự day dứt khôn nguôi của một số đồng nghiệp.

Tôi ru tôi ngủ



Tôi ru tôi ngủ
Một sớm mùa thu
Nghe ra nỗi buồn
Nằm nghiêng trong nắng

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Hẹn hò trên lúa

Nguyễn Ngọc Tư

Nhìn thấy chị lần đầu khi mình trèo lên cửa sổ. Mảnh ruộng xanh ngằn ngặt, thằng nhỏ tám tuổi không phân biệt được kia là cỏ non hay mạ non. Chị ngồi trên con trâu này, chân gác lên con trâu kia, nón màu cỏ khô, lắc lư như đang hát. Không mặt không tuổi tác, nhìn từ chỗ mình, chị chỉ to hơn con thỏ. Từ hôm đó, mình không còn bắt thằn lằn chẹt chúng dính vào bàn học để nói chuyện chơi. Mình đã có chị rồi.

Nguyễn Huy Thiệp và câu chuyện 'Vong bướm'

 
Xem hình
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (thứ hai từ trái qua).
Nhiều nhà phê bình vẫn phàn nàn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn không có tim hay không có lương tâm. Sao y có thể say mê tẩn mẩn tỉ mỉ về cái ác đến bệnh hoạn vậy? Tôi thực sự nghĩ rằng đó là vì tấm lòng và tình yêu cuộc sống quá lớn của ông! Trong tác phẩm mới nhất, 'Vong bướm' cũng thể hiện rất rõ điều ấy.

Ông Phauk


(Chuyện 7- Trích từ: Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 8/ 9)

 Inrasara
Ông không làm gì cả, đi loanh
quanh. Ông không đi đến đâu cả,
đi rồi về. Ông không làm gì
cả, ông suy nghĩ – không nghĩ ra 

Đọc và thử đọc Nguyễn Huy Thiệp


Xem hình

Nguyễn Huy Thiệp là ông thầy phù thủy chữ nghĩa. Chỉ với 24 chữ cái và 6 dấu thanh điệu, ông đã làm mê hoặc người đọc, tạo nên bao nhiêu sóng gió trong làng văn bút. Người đọc vẫn đang mải mê “đi tìm” Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn biết cách nối thế giới cần lao với tiên cảnh, biết cách phù phép cho mỗi con chữ, mỗi câu văn, mỗi thiên truyện tầng tầng lớp lớp ý nghĩa và mở cho người đọc muôn nẻo cách đọc khác nhau…

Nhà không có đàn bà


Xem hình
Minh họa: Duy Hải
Nhà không có đàn bà.
Chái bếp bao năm chưa một lần dọn dẹp.
Ba gã đàn ông.
Buổi cơm chiều hiu quạnh.
Chén rượu buồn đắng chát bờ môi.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Ngọn cỏ

Nguyễn Thị Hoàng Bắc
Viết văn, làm thơ, dạy học.
Đã in: Long lanh hạt bụi (tập truyện), Văn nghệ xuất bản, Hoa Kì, 1988; Bên lở bên bồi (tập truyện), Nxb.An Tiêm, Pháp, 1997; Kéo neo mà chạy, Nxb.Văn mới, 1997.

NGỌN CỎ

tiếng nước đái
nhỏ giọt
trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng
hổ phách
trong người tôi tuôn ra
phải rồi
tôi là đàn bà
hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ

Thanh Tâm Tuyền: Phục sinh

Tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thuỷ tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu

GIẤC ĐỎ


 
Em múa trên từng bậc thang lửa
Mười nụ hoa nhún trên giấc đỏ
Móng cắn mùa nắng gió
Hoàng hoa run rẩy mắt môi
Buổi chiều bừng lên sắc thắm
Buổi chiều loang trên vú trắng
Hoàng hôn thủng đáy
Đêm đa tình…
trôi

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

NHÀ VĂN NGUYỄN HÒA ĐÃ LIẾC BÚA PHÊ BÌNH XẺO CÁI LƯỠI HUẾNH HOÁNG CỦA “NỰC SĨ VĂN ĐÀN” NGUYỄN HIẾU NHƯ THẾ NÀO?

Tôi đoán chắc, do không được trang bị các tri thức tối thiểu về lịch sử văn học và lịch sử phê bình văn học nên Nguyễn Hiếu đã viết "văng mạng", song lại tỏ ra khệnh khạng, uyên thâm bằng cách khoác cho sự "văng mạng" cái lốt "nói cho có vẻ lý luận một chút". Than ôi, trong khoa học làm gì có cái món "lý luận" như ông đã viết. Rất mong Nguyễn Hiếu giới thiệu cho người đọc được biết phê bình văn học ở "thời cổ Hila" vuông tròn như thế nào, thành tựu của nó ra sao, ngõ hầu bổ sung vào vốn liếng "tri thức què quặt, sự yếu kém về hiểu biết" của các nhà phê bình như ông đã nhận xét (!). Nói vậy thôi, tôi tin đây là một yêu cầu quá cao, nói cách khác, là một thách thức mà Nguyễn Hiếu không thể vượt qua!”

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

HỒN ĐẠI GIA BỊ TỬ HÌNH GỬI VIÊN CỐ VẤN

Tặng bạn Minh Diện

Hồn đây, hồn đại gia gọi ngươi
Viên đạn xuyên ngực ta rồi
Hồn ta rời trường bắn
Nhưng linh hồn viên cố vấn của ta còn ở đoạn đầu đài

Khi ‘Trẫm’ Bùi Giáng tặng thơ cho các ‘Đại ca’

Nguyễn Tấn Cứ
Tranh của Nguyễn Xuân Hoàng.
Cân nhắc mãi, rồi tôi thấy không thể không viết về con người có nhiều giai thoại này. Bởi cơ duyên, nhiều câu chuyện về ông tôi được tận mắt chứng kiến, bất ngờ thấy được. Đặc biệt là chuyện ông tặng thơ cho người đời.
Tôi xin gọi ông theo nhiều danh xưng mà người đời đặt cho Bùi Giáng: Bùi tiên sinh, Trung niên thi sĩ, Đười ươi thi sĩ. Còn Bùi Giáng thì ngấm ngầm cà rỡn tự cho mình là Đại Vương nên chỉ yêu những người đẹp nhất trên trần gian, và ông thường tự xưng là Trẫm.

VỤ “TREO CỔ” THƠ ĐÀM CHU VĂN Ở ĐỒNG NAI: “KINH HÃI NHẤT LÀ Ý KIẾN DỒN ÉP, QUY CHỤP, XÚC XIỂM CỦA ÔNG BÙI QUANG HUY, GIÁM ĐỐC NXB ĐỒNG NAI”

Nhà thơ Đàm Chu Văn: Đây là một sự việc bất bình thường

VĂN NGHỆ TRẺ- Tôi nghĩ đã đến lúc phải xây dựng một cơ chế bảo vệ các nhà văn, bảo vệ các tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính khỏi bị những phiền toái không đáng có gây nên, nhất là các nhà văn ở địa phương

on the floor



cười lăn lộn trên sàn
hahaha
liệu pháp mồi chài vú bự
anh bạn tân khoa dang tay múa ngón
những chiếc máy cắt cỏ đứng khựng
lục diệp by night láng giềng sổ cổng
một bầy điên

Solo


rồi giấc mơ cũng từ biệt đêm để đi tìm buổi sáng
bước chân mòn như chuyện Ngâu muôn đời cứ hẹn gặp
em từ biệt gối từ biệt chăn từ biệt cái ôm mình mỏi rũ
đi tìm một điều ước rắc lên mặt ngày làm bùa ngải
cánh bùa màu nâu xám rất từ bi.

Thơ R.Tagore


 Mẹ ơi, con muốn ngừng học bài. Con ngồi bên quyển sách đã cả buổi sáng.

Mẹ bảo con mới chỉ mười hai giờ. Giả sử là như vậy, chẳng lẽ mẹ không thể nghĩ rằng đang là buổi chiều khi mới mười hai giờ sao?

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

KHÓC BẦU KIÊN

Anh Kiên ơi!

Anh bị bắt rồi sao?

Mới hôm qua say chuyện túc cầu

Anh băm bổ sút tung “Vê ép ép”

THƠ PHAN ĐẮC LỮ

BỐN MÙA TÔI
Tôi cũng có bốn mùa như trời đất
Cả tin tôi đánh mất tuổi mùa Xuân
Còn lại ba mùa rơi vào ngõ cụt
Đằng sau lưng là quá khứ trầm luân.

Châu Thạch - Cảm nghĩvề bài thơ "HÀNG CÂY LÁ ĐỔ" của Phạm Ngọc Thái

Thêm chú thích
HÀNG CÂY LÁ ĐỔ

Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió...
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây,
Bản tình xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Có vẻ như



Có vẻ như màu đen
khi ta thốt lên về nó: màu trắng;
có vẻ như ta từng là một linh mục xấu,
kẻ tin Chúa và cùng quỷ dữ chuyện trò;

Dzũ Kha: Ẩn sĩ bên mộ Hàn Mặc Tử


Cuộc đời thật lạ, có những thứ người ta cố đi tìm, thì tìm đến hết đời vẫn chẳng thấy, nhưng có những thứ vô cầu, lại như duyên đeo bám cả số phận.Với Dzũ Kha, đó chính là thơ, đặc biệt là thơ Hàn Mặc Tử. Cây bút lửa và khối tình chung thủy với thơ Hàn, đã sưởi ấm lòng anh suốt gần một đời nơi Ghềnh Ráng – Quy Nhơn, mảnh đất quanh năm đến đá cũng toát mồ hôi.
“Phận là phận, ta là là ta...”

NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG: CẢNH BÁO MỘT LỐI ĐỌC THƠ PHẢN THẨM MỸ...

VĂN NGHỆ TRẺ - Tôi đã kinh ngạc đến bàng hoàng khi sáng ấy đọc bài tường thuật trên báo Tuổi trẻ của nhà văn Trần Nhã Thụy về việc ban tuyên giáo Đồng Nai tổ chức đối thoại về bài thơ "Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân" của nhà thơ Đàm Chu Văn. 

THƯ CỦA PGS TS HỒ SĨ HIỆP GỬI NHÀ THƠ ĐÀM CHU VĂN

Thân gửi anh Đàm Chu Văn
Tôi tên là Hồ Sĩ Hiệp, gần 70 tuổi đời, 45 tuổi nghề nghiên cứu và giảng dạy văn học ở đại học. Vừa đi nước ngoài về, đọc trên báo thấy sự kiện “đấu tố”, “phê bình” và “kiểm điểm” sáng tác thơ, (mặc dù gọi là “đối thoại”), tôi rất bất ngờ, sửng sốt và không tin ở nền văn hóa đã bước vào thế kỷ 21 hơn 10 năm - ở một đất nước gọi là “4 nghìn năm văn hiến”, tôi cứ tưởng rằng đó là thời kỳ “Nhân văn Giai Phẩm”, “qui kết’, “chụp mũ” ở những năm 50, 60,70, 80 của thế kỷ trước với “Màu tím hoa sim”, “Vòng trắng” và “Cây táo ông Lành”.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Từ phía ngày nắng tắt

Vi Thùy Linh 

Nơi em ở là phía ngày nắng tắt

Nỗi buồn nhiều như gió

Em ước được thả lên trời như bóng bay…

Thuốc


Ngậm lấy nỗi ham chơi của đồng loại
Những sinh vật chưa kịp gợi tình
Được loại khỏi tiếng rặn hợp ca
Giữa sự né tránh cuồng nhiệt của đa số

Trăng nghẹn

Tác giả Hoài Tường Phong ở Cần Thơ viết bài thơ này, được BGK chấm giải nhất.
Nhưng Ban tuyên giáo thành ủy CT
can thiệp hủy bỏ

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Cổ Ngư trò chuyện với Trần Thị NgH

Nhân buổi ra mắt tập truyện Nhăn Rúm do Tủ sách Hồng Lĩnh tổ chức tại Châtenay-Malabry, ngoại ô Paris ngày 24.06.2012 vừa qua, Cổ Ngư đã thực hiện một cuộc phỏng vấn dạng bỏ túi cùng nhà văn Trần Thị NgH.

201206-NhanRum


ĐIỂM BÁO KINH TẾ 22.08.2012

NHỮNG ĐIỂM KHÔNG LÀNH DỌC BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - VIỆT NAM
GIÁ XĂNG DẦU CÓ THỂ TĂNG TIẾP 2000Đ/LÍT !?
GIÁ VÀNG LẠI TĂNG MẠNH
CHUYỆN CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM
HÀ NỘI TĂNG GIÁ VÉ XE BUÝT TỪ 1/10
 ...
 

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

NHÀ VĂN TRẦN THU HẰNG TỐ THƠ ĐÀM CHU VĂN VÀ NGỒI XEM “ĐẤU TỐ” BẠN VĂN VỚI TƯ CÁCH PHÓNG VIÊN

Trưa qua bác Vũ Xuân Tửu gọi điện cho mình hỏi về Trần Thu Hằng với giọng rất ngạc nhiên, mình bảo em cũng ngạc nhiên không kém bác ạ. Bác bảo tớ sẽ viết 1 cái thư ngỏ gửi Trần Thu Hằng, mình bảo cũng nên bác ạ, cho nó rạch ròi ra. Dù Hằng là hội viên Hội NV VN nhưng hành xử với văn chương và với bạn văn như thế là đều không được, và vì thế mà anh em nhà văn phải lên tiếng. Mình còn hẹn bác viết xong thì mail cho em nhé, nhưng chắc bác không biết địa chỉ email của mình nên không thấy mail mà bên bác Trần Nhương lại lên rồi. Mình lấy lại bên bác Trần vậy... (Văn Công Hùng)

THƠ GIAI ĐOẠN, THƠ NGÀN NĂM

Bằng những ví dụ rõ ràng dễ minh chứng (những bài thơ trích dẫn dưới đây), ta thử tìm hiểu tại sao có những thi phẩm quy định do không gian và thời gian mà lại đạt tới ngàn năm, và tại sao có những bài thơ không thoát ra khỏi tính nhất thời, dễ bị xếp vào giai đoạn không còn nữa, nghĩa là không còn tái diễn để cập-nhật-hóa với cảm quan người thưởng thức bây giờ và mai sau.  Vấn đề văn chương bất hủ vượt thời gian không gian đã được nói nhiều rồi (ví dụ Nhất Linh với quan điểm tiểu thuyết phiêu lưu tâm lý). 

THA LA XÓM ĐẠO CỦA VŨ ANH KHANH – MỘT BÀI THƠ SỐNG MÃI VỚI ĐỜI


Trong công việc sáng tác thơ văn, có nhiều khi giống như công việc đồng áng của người nông dân. Có người cày sâu cuốc bẫm suốt cuộc đời, mới thu hoạch. Cũng có người chỉ gieo một mùa mà đã bội thu. Trong văn chương cũng vậy, có một số ít nhà thơ thành công và thành danh chỉ với một vài bài thơ (Dĩ nhiên sự thành công của số ít nhà thơ trong trường hợp này, còn phải kể đến tài năng, chất lượng nghệ thuật tác phẩm, bối cảnh xã hội, sự yêu thích và cảm nhận của người yêu thơ). Vũ Anh Khanh là một trong những trường hợp hiếm hoi ấy, với bài "Tha La xóm đạo".

MỘT LOẠI THƠ ĐANG CHẾT, MỘT LOẠI THƠ KHÁC VỪA RA ĐỜI

INRASARA

Cho dù chủ nghĩa hiện đại chưa có nhiều thành tựu tại Việt Nam, về thi pháp, nó đã làm nên một thay đổi lớn.

1. Tại sao? T.W. Adorno: “Làm một bài thơ sau Auschwitz là điều dã man”. Dã man - không sai. Khi Tòa tháp đôi vừa bị khủng bố đánh đổ, thiêu sống hàng ngàn con người ưu tú; khi các vụ nổ bom tự sát giết chết hàng vạn sinh linh vô tội diễn ra mỗi ngày; khi Trái đất đang bị khai thác và tàn phá đến cạn kiệt; khi bất công và tội ác đang bành trướng khắp nơi, ngày càng lồ lộ và trắng trợn hơn bao giờ… mà nhà thơ đóng cửa phòng văn để “làm vần” và “làm thơ thuần túy”, thì không khác gì đồng lõa với sự dã man.

Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ

TT - Một cuộc họp khá bất thường với nội dung "đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan tâm tới bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân" đã diễn ra chiều 13-8 tại Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, TP Biên Hòa).

THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG THƠ “NHẬP ĐỒNG”

Câu chuyện GSTS Hoàng Quang Thuận viết thơ bằng cách “ngắt xuống dòng” những câu văn vần của người khác thì đã rõ mười mươi. Tuy vẫn còn một vài ý kiến cho rằng lỗi là do Hoàng Quang Thuận quên không viết cái References, một điều tối quan trọng đối với bất cứ nhà khoa học nào, nhưng ai cũng biết đó chỉ là lời nói ngụy biện cho một hành vi có chủ đích chứ hoàn toàn không phải do sự vô tình.

“Giải cứu” thơ

NHÀ PBVH PHẠM XUÂN NGUYÊN, “TUỔI TRẺ” NHẤT TÂM “GIẢI CỨU”

TT - Câu chuyện “Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ(Tuổi Trẻ ngày 14-8) đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc và gợi nhắc thêm nhiều “kỷ niệm” khó quên về một cách đọc thơ.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Lời của chuột


Người trau chuốt người
Người trau chuốt lời
bỏ kệ bầy đàn mặc thây
ta kệ quyết nghị

Lao xao đầu tiên của 7


bây giờ người ta không cầm bút để ghi lại những điều mình nghĩ
nên tôi thấy tay mình đổ mực
màu mực không xanh như lá biếc hiên nhà
màu mực không đỏ như phượng rưng rưng đầu ngõ

Này người tình đáng yêu của em


Nguyễn Châu Ánh Diệu

Này người tình đáng yêu của em!
Người có là vầng mặt trời trong em không nhỉ?
Khi em vuốt ve nỗi buồn của người
Bằng cái nhìn chua và mặn.
Cháo hến thơm và ngon người nhỉ?

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Phát hiện mảnh gốm cổ nhất thế giới

Phát hiện mảnh gốm cổ nhất thế giới

Các nhà khảo cổ phát hiện những mảnh gốm có niên đại tới 20.000 năm trong một hang đá tại Trung Quốc.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Ngoài miền ức thức


 K Lan 

tháng Sáu đuổi em về phía tai ương
bằng những ký tự lên xanh trước ngày bão rớt
buổi sáng nao nao chiếc lá im im níu cành khóc biếc
đêm đã khe khẽ chia tay để chui vào vùng ngực trái

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

CHIỀU NHẠT


NGUYỄN THỊ ÁNH HUỲNH

Chiều cuồng cuồng nắng
Gió tốc tốc xanh
Chợt quầng mây màu bã mía
Trời nhàn nhạt

XẨM CHỢ


Đoàn Thị Tảo

Này chị em ơi!!!
Ra chợ từ buổi sớm mai
Có ba đồng vốn giở vai với giời

LÊN VÙNG MƯỜNG


 Duệ Anh

Tôi lên vùng mường
Trăng bến sông rỉ rả
Thuở ĐẺ NGƯỜI câu hát hoá tổ tiên
Nếp nhà sàn bốn mái lim dim

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Nhà thơ Lâm Huy Nhuận: Buồn cũ còn riêng một hũ đầy!

Như Bình










Tầng 3 căn chung cư cũ, căn phòng nhỏ của vợ chồng nhà thơ Lâm Huy Nhuận đầy ắp sách và thuốc. Sách cổ kim đông tây bày la liệt từ trên giá tràn xuống đất, nằm lô xô chồng chéo lên nhau như để cố chen cho mình một chỗ trú chật hẹp. Dưới sàn nhà, thứ thuốc của người làm đông y như thuốc lá, thuốc nam, thuốc bắc gói nhỏ, gói to bày la liệt chật cả lối đi. Lâm Huy Nhuận vẫn thường ngồi bệt dưới sàn nhà, lút mình bên chiếc bàn trà theo kiểu của người Nhật. Chiếc bàn bé nhỏ, Lâm Huy Nhuận cũng bé nhỏ giữa bộn bề xung quanh…

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Bài thơ tình 28 của Tagore!

Đôi mắt âu lo, em buồn
Đôi mắt em nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia nhìn sâu vào biển cả,

Tờ tiền giấy

Chuyển ngữ:  
Truyện ngắn sau đây được dịch từ nguyên tác Kahei (貨幣)
trong tập truyện ngắn “Nữ sinh” (
女生徒) của văn hào Dazai Osamu (太宰治),
do Nhà xuất bản Kadokawa (
角川文庫) tái bản lần thứ năm năm Bình Thành 21 (2009)
in khổ bỏ túi, từ trang 204 đến 214.

Ngón tay gió xanh

(cho K.)
 
Gió gãi vào lưng đêm
Để lại vết hằn vô sắc
Xước lạnh nỗi mình cô đơn

Đọc 3.3.3.9 {những mảnh hồn trần} của Đặng Thân




“Bất cứ ai cho mình quyền phán xét thế nào là Sự thật và Tri thức đều trở thành hề đối với Chúa Trời.” - Albert Einstein

nmht1

Thơ 'nhập đồng'?

Từ phương diện này mà nói, cần ghi nhận GSTS Hoàng Quang Thuận là người chăm chỉ làm thơ. Còn tài năng ư? Trác việt ư? Có lẽ đó không phải những phẩm chất dành cho người làm thơ này.

Thơ nhái mà cũng khen nức nở

Nghe anh em kể lại, trong cuộc hội thảo về thơ giáo sư tiến sĩ Hoàng Quang Thuận do Hội nhà văn VN tổ chức, ông chủ tịch hội Hữu Thỉnh đã khen nức nở thơ nhập thần của ông Thuận. Ông Thỉnh dẫn ra bài Am xưa:

Lỡ mà đoạt giải Nobel?

Nhân vật “hot” nhất trong làng văn tuần rồi, có lẽ là ông Hoàng Quang Thuận (sinh năm 1953, hội viên hội Nhà văn Việt Nam năm 2011, hiện là viện trưởng viện Công nghệ viễn thông, thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) với hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do tạp chí Nhà Văn (hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức ngày 8.8 tại Hà Nội.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Đôi mắt anh

Vi Thuỳ Linh

Khi em hòa trong toàn vẹn anh/ Em đã vén được bức màn bí ẩn về sự sống…

Đắm đuối em
Đôi mắt anh
Mang bình minh và bóng tối
Em đã nhìn thấy quá khứ nặng nề náu trong đó những nỗi buồn, dẫu anh luôn cười
Tiếng cười vang như gió đại dương thổi qua núi đá

KHU VƯỜN CỦA MƯA



 NGUYỄN CHÂU ÁNH DIỆU
Người là hạt mưa rơi xuống lông mi của ta
Khiến mắt ta ướt
Mắt ta vẫn không dám chớp

The recall (Lời gọi ) - Thơ Tagore Rabindranath


THE RECALL
The night was dark when she went away, and they slept.

The night is dark now, and I call for her, "Come back, my darling; the world is asleep; and no one would know, if you came for a moment while stars are gazing at stars."

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Caravan của mùa thu

Caravan của mùa thu

 


cơn gió mọc lên từ thớ vỏ thanh xuân của người đàn ông một đời lầm lũi
trong chuyến đi vòng quanh dấu chấm
sự hư vô bỗng nhiên hóa cánh rừng
địa đàng buồn hiu khi những gót chân lạc nhau
chỉ còn lại mùa thu không có thật

NHỮNG BỨC TRANH

NGUYỄN CHÂU ÁNH DIỆU
 
Khi chưa có anh
Những vui buồn em dành cả cho tranh
Những bức tranh của em
được vẽ lên bởi nỗi cô đơn kiêu hãnh

Có anh rồi
Đam mê chia đôi
Dành cho anh một nửa
Những bức tranh xộc xệch
      Những bức tranh rậm lời

Sang bớt qua đây


sang bớt qua đây
buồn giùm cho một ít
em liêu xiêu cũng đã duyên rồi

sang bớt qua đây
một ít chiều mưa miết
em sầu nên phố đã thành thu

Torres ngồi dự bị


Rửa họng ở chung cư Ngô Gia Tự
Em ngã ba tượng đài
Em cơm hộp nhà thờ ngã sáu
Em hết sảy mi cong rau muống

Cày làm luống đủ


♦ Chuyển ngữ:

LynHejinian(Hình do Lawrence Schwartzwald chụp 12.2010)

Lyn Hejinian sinh năm 1941 tại vùng Vịnh San Francisco, là nhà thơ, nhà tiểu luận, dịch giả, và nhà xuất bản. Được coi như một trong những nhân vật sáng lập của phong trào thơ Ngôn Ngữ, bà từng xuất bản hàng chục tập thơ, nhiều tập tiểu luận, và một số tác phẩm dịch của nhà thơ Nga Arkadii Dragomoshchenko.
Bà hiện cư ngụ tại Berkeley, California, dạy về thi pháp học tại trường Đại học California ở Berkeley, và đã diễn thuyết ở Nga và khắp Châu Âu. Bà nổi tiếng với tập thơ My Life (Đời tôi, 1987) và tập tiểu luận The Language of Inquiry (Ngôn ngữ của sự truy vấn, 2000).
My Life là tập thơ nhưng cũng là tự truyện của Lyn Hejinian. Mặc dù xu hướng chung của thơ Ngôn Ngữ là phi tự sự và phi hiện thực, tập thơ này ghi lại những trải nghiệm cá nhân của nhà thơ. Những bài thơ xuôi trong tập này sử dụng một bút pháp về sau được gọi là “câu mới”, với những câu không có sự chuyển tiếp rõ ràng và di chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, nhằm mời gọi sự tham gia diễn giải của người đọc. Nhà thơ và nhà phê bình Lisa Samuels cổ vũ cho việc đưa My Life vào điển phạm hàn lâm. Còn nhà thơ Juliana Spahr thì đánh giá My Life là tác phẩm quan trọng nhất của Lyn Hejinian bởi vì nó được giới nghiên cứu chú ý đến nhiều. [theo Wikipedia và PoetryFoundation.org]

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

SỌT TÂN HÔN

ĐẶNG HÀ MY


Nếu em không hạnh phúc?
Biết làm sao
Trong chiều bạt gió
Người đàn ông lùa khói thuốc
mông mênh
Thành cổ lao xao
Tứ thơ đóng khung bưu thiếp
Em vắt chéo chân
Mái nhà cong góc mạn tây hồ

Nụ hôn ngủ muộn


K Lan  
trưa mở cửa nhả miếng vàng ra ngoài cửa sổ
thấy một nụ hôn ngủ quên còn nằm yên ở đó
hình như tôi đêm qua đi hoài tìm tháng Sáu
mà sao không gặp cái ngủ này sớm hơn để mượn hào quang cho ngày
tôi ở đợ tôi bằng câu thơ thất hứa


Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Phận đàn bà 4

Nguyễn Quang Lập

Hôm sau thằng cu Đui ra quán cà phê chờ mình từ sớm, nói cháu có tên Tây nhưng cháu thích người ta gọi cháu là cu Đui, như mẹ cháu tên Đóc Xấu vậy. Nó cười, so vai thè lưỡi, nói đã Xấu lại còn Đóc, nghe kinh. Nhưng tên rứa mới hay. Sau này mẹ cháu đổi tên nghe sến chết, chẳng hay ho chi. Mình hỏi bây giờ mẹ cháu tên gì. Cu Đui cười cái hậc, nói Hương Lan. Nó ngồi im không nói, lát sau khẽ thở dài, nói mẹ cháu bây giờ khác lắm rồi, chú nhận không ra mô. Mình hỏi ba cháu người Mỹ phải không. Nó gật đầu, nói chú có nhớ “ thằng phi công” nhảy xuống Xóm gái hoang không, ba cháu đó. Mình kêu to, nói a nhớ rồi nhớ rồi. Để chú kể cho mày nghe. Cu Đui vỗ đùi đánh đét, nói chú kể đi. Cháu hỏi ba mẹ cháu hoài không ai chịu kể.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

ĂN MÀY CA DAO


(Đãi người thâm thuý)
                                              DUỆ ANH
Thôi đừng trúc mọc bờ ao
Để trăng ướt rượt lời chào nguẩy đi
Tầm xuân cánh biếc hồ nghi
Dẫu tàn hương bưởi, ta đi có đành

VI THÙY LINH – GIỮA NHỮNG QUYỀN LỰC CỦA LỜI (2)

Những phát ngôn của các chủ thể khác về Vi Thùy Linh: Như chúng tôi đã chỉ ra trong phần tổng quát, những lời này có nhiều sắc điệu, diện mạo. Do tính đa dạng, phong phú của những phát ngôn này, chúng tôi đặt tất cả dưới sự kiểm soát của hai giả thuyết (đã nêu) như là một ngầm định cho sự phân loại. Hai dòng lời này không tách bạch, có khi chân tướng của phát ngôn này lại được dấu dưới một hình tướng phản trái với nó và ngược lại. 
 

‘SAU TẤT CẢ NHỮNG CÁI SẾN, RẺ TIỀN VÀ RÁCH VIỆC: SẼ CÓ MỘT NGÀY ĐẸP TRỜI, DÂN VĂN PHÒNG PHẢI GỤC NGÃ VÌ VI THÙY LINH’

“Một đời sống văn nghệ có quá nhiều sự háo danh, ai ai cũng muốn nổi  thật nhanh, kiếm tiền thật nhanh, kể cả bằng cách láu cá, bằng mọi giá không từ... Tôi ngán cảnh người ta xúm đen xúm đỏ để xem một tai nạn trên đường, hay một clip sex trên mạng, một “sự cố lộ hàng’’ (mà phần nhiều là cố ý), hơn là chịu mất thời gian chịu nghe, chịu đọc, chịu xem nhau” (VTL).

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng

 Đinh Cường



Bát Nhã Tâm Kinh
oil on canvas 45 x 65 in

Những ngày giáp Tết, nhận được e-mail Khánh Trường gởi cho biết sẽ bày tranh Thiền ,* gồm 30 bức, thật không còn gì vui hơn . Đời sống tâm linh đã cứu rỗi con người, một con người tuởng như đã chết đi và sống lại, sống lại lẫm liệt để Qua Bờ . Bờ của an trú tịch nhiên . Khánh Trường lấy tên chung cho lần bày tranh hiếm có này là Đáo Bỉ Ngạn ( Crossing to the other shore )  Như lời chú trong Bát nhã ba la mật đa tâm kinh :  
 

Những nốt nhạc trên Phá Tam Giang

Lê Huỳnh Lâm


Đó là bài giao hưởng của 25 bức tranh được đánh số từ 1 đến 25 của họa sĩ Đặng Mậu Triết với chủ đề “Xuân về trên phá Tam Giang”. Khi cơn mưa những ngày cuối năm cùng với cái lạnh từ miền Bắc tràn về xứ sở Thần Kinh. Thì phòng tranh của Đặng Mậu Triết lại ấm lên cùng những mảng màu nâu, sóng sánh những vệt mache đưa người thưởng ngoạn bềnh bồng trở về ký ức chưa xa của một vùng sông nước.
 

Chân dung mùa chay

 Lê Thánh Thư


chân dung mùa chay. 2011. sơn dầu trên bố 40 x 40cm.
Lê Thánh Thư

THẤY NÓ RUN



NGUYỄN CHÂU ÁNH DIỆU

Mấy ngày vắng tôi
Mà chú mèo con bỏ ăn
Đi tìm tôi.

Nó gọi tôi
đến nỗi đôi mắt mơ màng như mùa đông của nó
gầy đi một nửa.

Bài hát màu xanh lá cây rách

                                                             Tặng trần tiến dũng
 
cuối cùng, sau những giờ có vẻ như vô tận, xe lửa đến điểm dừng
dọc theo đường ray màu xanh lá cây ẩm ướt, cuộc diễu hành chậm chạp của những toa tàu thận trọng cày quá khứ
ở ngã ba, màu sắc và tiếng ồn bị bóp nghẹt bởi cơn gió ướt nặng

HẠNH PHÚC XÓT XA

  truyện ngắn Phạm Tín An Ninh

Tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhận được một thiệp mời đám cưới gởi qua đường bưu điện, danh tánh nhà trai, nhà gái và cả cô dâu chú rể đều xa lạ. Gần nửa giờ ngồi “điểm danh” tất cả bà con, bè bạn xa gần, vợ chồng tôi và mấy đứa con cũng chẳng tìm ra “tông tích” họ là ai. Nghe bạn bè kể lại, một số không ít người Việt mình thích có nhiều thực khách tham dự tiệc cưới của con cháu. Khách càng đông càng chứng tỏ được thế giá của gia đình. Vì vậy có người chỉ gặp ai ở đâu đó một lần thoáng qua, cũng có thể trở thành “quan viên” hai họ. Hơn nữa, ở cái vương quốc nhỏ bé và hiền lành này, muốn tìm ai, cứ việc mở cuốn điện thoại niên giám hoặc vào guleside gõ cái tên là có ngay số phone và địa chỉ. Cũng có thể là do một ông bà khách nào đó được mời nhưng hồi báo không thể tham dự được nên vợ chồng tôi được chọn để “điền vào chỗ trống cho có đầy đủ ý nghĩa” chăng?

PHÊ BÌNH hay TUYÊN TRUYỀN THƠ ?

Phan Đức  
Trong nước mới đây, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được đánh trống khua chiêng ầm ỹ bởi một số nhân vật có máu mặt trong giới văn thi sĩ quốc nội. Họ đang “hợp đồng tác chiến” đánh bóng tên tuổi của nhà thơ này lên tận chín tầng mây, như một hiện tượng tương tự trường hợp Nguyễn Huy Thiệp trước đây. Có điều khác là nếu nhà văn Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng với lời ca tụng bao nhiêu thì nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lại nhận được những lời tung hô quá đáng đến mức kệch cỡm bấy nhiêu. Nhà văn trước là xứng đáng vì ông mở đầu cách viết mới mẻ với đề tài “phạm húy” cùng văn phong “sắc cạnh lạnh lùng”chưa hề có trước kia, sau việc “mở trói” nhờ cuộc đổi mới của cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn Linh. Còn nói kệch cỡm đối với nhà thơ sau là vì cách phê bình thậm xưng đến mức nịnh bợ thơ ông phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam của một số người tổ chức và tham gia tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều”.[1] Đây là cuộc hội thảo với các ngôn từ “đao to búa lớn” mà chính nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo vốn hiếm gây ồn ào cũng phải viết “Tôi không thích cái tên hội thảo đó. Nó to tát quá. Hình như thời nay người ta thích to tát. Khen chê cũng to tát. Muốn gắn cái nho nhỏ với cái to tát. Theo tôi thì chỉ nên trưng cái pano vừa vừa ‘Toạ đàm thơ NQT’ cũng chả sao”. Rồi ông nhắc lại nhận định của ông từ trước nhưng đến nay vẫn còn giá trị là “Thiều làm thơ không có bài dở nhưng cũng không có bài nào thật hay”. Nguyễn Trọng Tạo nói rất đúng. Làm như thơ Việt Nam hiện đại chẳng đáng kể gì nếu không gắn tên nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vào đó hay sao?[2]