Tác giả: Trần Thủy
(VEF.VN) - Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Thống đốc Bình cho biết, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”!
(VEF.VN) - Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Thống đốc Bình cho biết, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”!
Cụ thể, cơ quan này đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 30.000 tỷ đồng để cứu trợ các ngân hàng mất khả năng thanh khoản.
Thống đốc nói rõ: "Tổng các gói tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như vậy có khối lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rất đáng kể, từ chỗ cuối quý 4/2011 là các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể".
Một lượng tiền lớn đã được đưa ra nhưng thực tế bù lại thì tín dụng vẫn âm, DN và nền kinh tế vẫn khát vốn. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là lượng tiền lớn như thế đã đi vào đâu và ai đang là người hưởng lợi từ lượng tiền này.
Trao đổi với phóng viên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - VEF, báo VietNamNet, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, cho biết, mặc dù từ cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước đã cung ra thị trường một lượng tiền cực lớn lên đến gần 300.000 tỷ đồng, vậy nhưng số triền trên không có tác động tới sản xuất.
Thưa ông, một lượng tiền lớn cung ra nền kinh tế nhưng sao kinh tế vẫn tăng trưởng thấp, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Vậy số tiền trên đi đâu và có tác động đến nền kinh tế không?
- Số lượng tiền cung ra đúng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói. Nhưng sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỷ đồng thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỷ đồng rồi. Phải làm như vậy vì việc dùng tiền đồng mua USD thực chất là hoán đổi tiền và như vậy sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát. Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết.
Thống đốc nói rõ: "Tổng các gói tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như vậy có khối lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rất đáng kể, từ chỗ cuối quý 4/2011 là các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể".
Một lượng tiền lớn đã được đưa ra nhưng thực tế bù lại thì tín dụng vẫn âm, DN và nền kinh tế vẫn khát vốn. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là lượng tiền lớn như thế đã đi vào đâu và ai đang là người hưởng lợi từ lượng tiền này.
Trao đổi với phóng viên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - VEF, báo VietNamNet, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, cho biết, mặc dù từ cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước đã cung ra thị trường một lượng tiền cực lớn lên đến gần 300.000 tỷ đồng, vậy nhưng số triền trên không có tác động tới sản xuất.
Thưa ông, một lượng tiền lớn cung ra nền kinh tế nhưng sao kinh tế vẫn tăng trưởng thấp, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Vậy số tiền trên đi đâu và có tác động đến nền kinh tế không?
- Số lượng tiền cung ra đúng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói. Nhưng sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỷ đồng thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỷ đồng rồi. Phải làm như vậy vì việc dùng tiền đồng mua USD thực chất là hoán đổi tiền và như vậy sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát. Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết.
Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển trên thị trường liên ngân hàng dưới hình thức cho vay qua thị trường liên ngân hàng. Thêm vào đó là các ngân hàng thanh toán vay mượn lẫn với nhau...
Số tiền còn lại có đến được với các DN không còn nhiều và cũng chưa đủ để trám vào những khoản nợ đọng, vay mượn từ trước nên hết ngay. Nền kinh tế cần khối lượng tiền lớn, trong khi khả năng thanh khoản của người dân cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy nó không đủ kích thích kinh tế.
Nói như vậy theo ông tức là nhiều tiền lớn nhưng không có tác dụng với sản xuất kinh doanh?
- Để thúc đẩy sản xuất thì phải căn cứ vào dư nợ tín dụng và tiền từ ngân sách cấp ra cho các dự án. Thời gian qua, tiền cấp cho các dự án không tăng nhiều, tăng trưởng tín dụng âm. Như vậy, lượng tiền cung ra không có tác dụng với sản xuất kinh doanh, không đi vào nền kinh tế.
Vậy riêng việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn có tác dụng gì cho khu vực ưu tiên này?
- Việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho nông nghiệp nông thôn, qua theo dõi đã thấy cho vay khu vực nông thôn có tăng lên và đó là yếu tố góp phần làm thay đổi, giúp cho sản xuất các mặt hàng thiết yếu tại nông thôn tăng. Vụ được mùa vừa qua cũng có yếu tố đóng góp của các dịch vụ và vai trò của ngân hàng. Tuy nhiên, với một khu vực nông thôn rộng lớn, việc cung ra 60.000 tỷ đồng chưa thấm vào đâu cả, tác động có nhưng chưa lớn, chưa làm thay đổi mạnh mẽ.
Theo công bố, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng được cung ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông số tiền này liệu có kéo nguy cơ lạm phát trở lại?
- Con số chính xác là ngân sách sẽ cung cấp 21.000 tỷ đồng/tháng và ngân hàng cung cấp 50.000 tỷ đồng/tháng. Nếu số tiền này được đưa vào đúng chỗ, đúng địa chỉ thì nó sẽ phát huy tác dụng, giúp đảm bảo tăng trưởng GDP đạt 6%/năm. Nền kinh tế hiện nay rất khó khăn, nếu không rót tiền sẽ khựng lại, đặc biệt là sản xuất kinh doanh. Khi có tiền, các dự án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện, tạo ra việc làm, tạo ra sức mua giúp DN thực hiện được dự án và vượt qua khó khăn. Khi hàng hóa được tung ra nhiều, giá cả ổn định thì nó còn có tác dụng kìm chế lạm phát.
Nhưng nếu rót không trúng, tiền không đưa vào sản xuất mà chạy lòng vòng, tất nhiên sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, không tạo ra hàng hóa thì lạm phát sẽ trở lại.
Hiện nay, DN muốn vay vốn, ngân hàng thì thừa vốn muốn cho vay nhưng lại vướng tài sản thế chấp, nợ quá hạn. Nếu cứ áp dụng đúng tiêu chí thì ngân hàng không thể rót tiền được. Vậy sẽ giải quyết bằng cách nào?
Vấn đề là ngân hàng và DN cần tìm tiếng nói chung. Ngân hàng không nên hạ tiêu chí cho vay nhưng cần linh hoạt và minh bạch. Với những dự án đang dở dang thì nên cho vay để tiếp tục hoàn thiện, cho vay với những DN có nhiều lao động, có hướng đi rõ ràng... Nói chung cần có chia sẻ với DN cũng như phân tích cụ thể, không nên xơ cứng, cứ đòi hỏi phải đủ điều kiện mới cho vay.
Ngân hàng không giải quyết được thì DN khó khăn. DN khó khăn, ngân hàng không cho vay được vốn cũng khó khăn. Ngân hàng và DN đang ngồi chung 1 thuyền, nếu không tìm ra tiếng nói chung, lối thoát thì cả 2 sẽ cùng chết chìm.
Số tiền còn lại có đến được với các DN không còn nhiều và cũng chưa đủ để trám vào những khoản nợ đọng, vay mượn từ trước nên hết ngay. Nền kinh tế cần khối lượng tiền lớn, trong khi khả năng thanh khoản của người dân cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy nó không đủ kích thích kinh tế.
Nói như vậy theo ông tức là nhiều tiền lớn nhưng không có tác dụng với sản xuất kinh doanh?
- Để thúc đẩy sản xuất thì phải căn cứ vào dư nợ tín dụng và tiền từ ngân sách cấp ra cho các dự án. Thời gian qua, tiền cấp cho các dự án không tăng nhiều, tăng trưởng tín dụng âm. Như vậy, lượng tiền cung ra không có tác dụng với sản xuất kinh doanh, không đi vào nền kinh tế.
Vậy riêng việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn có tác dụng gì cho khu vực ưu tiên này?
- Việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho nông nghiệp nông thôn, qua theo dõi đã thấy cho vay khu vực nông thôn có tăng lên và đó là yếu tố góp phần làm thay đổi, giúp cho sản xuất các mặt hàng thiết yếu tại nông thôn tăng. Vụ được mùa vừa qua cũng có yếu tố đóng góp của các dịch vụ và vai trò của ngân hàng. Tuy nhiên, với một khu vực nông thôn rộng lớn, việc cung ra 60.000 tỷ đồng chưa thấm vào đâu cả, tác động có nhưng chưa lớn, chưa làm thay đổi mạnh mẽ.
Theo công bố, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng được cung ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông số tiền này liệu có kéo nguy cơ lạm phát trở lại?
- Con số chính xác là ngân sách sẽ cung cấp 21.000 tỷ đồng/tháng và ngân hàng cung cấp 50.000 tỷ đồng/tháng. Nếu số tiền này được đưa vào đúng chỗ, đúng địa chỉ thì nó sẽ phát huy tác dụng, giúp đảm bảo tăng trưởng GDP đạt 6%/năm. Nền kinh tế hiện nay rất khó khăn, nếu không rót tiền sẽ khựng lại, đặc biệt là sản xuất kinh doanh. Khi có tiền, các dự án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện, tạo ra việc làm, tạo ra sức mua giúp DN thực hiện được dự án và vượt qua khó khăn. Khi hàng hóa được tung ra nhiều, giá cả ổn định thì nó còn có tác dụng kìm chế lạm phát.
Nhưng nếu rót không trúng, tiền không đưa vào sản xuất mà chạy lòng vòng, tất nhiên sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, không tạo ra hàng hóa thì lạm phát sẽ trở lại.
Hiện nay, DN muốn vay vốn, ngân hàng thì thừa vốn muốn cho vay nhưng lại vướng tài sản thế chấp, nợ quá hạn. Nếu cứ áp dụng đúng tiêu chí thì ngân hàng không thể rót tiền được. Vậy sẽ giải quyết bằng cách nào?
Vấn đề là ngân hàng và DN cần tìm tiếng nói chung. Ngân hàng không nên hạ tiêu chí cho vay nhưng cần linh hoạt và minh bạch. Với những dự án đang dở dang thì nên cho vay để tiếp tục hoàn thiện, cho vay với những DN có nhiều lao động, có hướng đi rõ ràng... Nói chung cần có chia sẻ với DN cũng như phân tích cụ thể, không nên xơ cứng, cứ đòi hỏi phải đủ điều kiện mới cho vay.
Ngân hàng không giải quyết được thì DN khó khăn. DN khó khăn, ngân hàng không cho vay được vốn cũng khó khăn. Ngân hàng và DN đang ngồi chung 1 thuyền, nếu không tìm ra tiếng nói chung, lối thoát thì cả 2 sẽ cùng chết chìm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét