Trong khi dự án Tượng đài Mẹ VN anh hùng được “tái khởi động” với số vốn, từ tiền thuế của dân- là 411 tỷ đồng, gấp 8 lần so với dự kiến thì ở ngoài chợ, “sức mua” đã giảm tới đáy. Nguyên do: Người dân đã “cạn tiền”.
Khi Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 được công bố với mức (âm) -0,26%, lần đầu sau 36 tháng, sự giảm phát của nền kinh tế có vẻ đã không còn là “lời cảnh báo” nữa. Một tờ báo đã làm một cuộc khảo sát ngoài chợ và nhận thấy rằng giá cả hàng hóa thiết yếu đang tiếp tục giảm trong bối cảnh chung là sự giảm giá và tồn kho trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế: Giá gạo giảm. Giá thịt giảm. Giá cá giảm. Giá rau xanh thậm chí giảm tới 1/3, tức 30%. Và cái giảm quan trọng nhất: Sức mua- cho dù mùa suy thoái năm nay ghi nhận những hình thức khuyến mại vô tiền khoáng hậu. Chẳng hạn cho “mượn tivi xem euro”, sau đó thấy thích thì mua.
Trong khi đó, thị trường BĐS tiếp tục xu hướng “mùa đông Bắc cực”. Trên thị trường chứng khoán, thay vì “cổ phiếu mớ rau”, báo chí bắt đầu sử dụng từ ngữ “cổ phiếu xác chết”. Và vốn giá rẻ trên “thị trường lãi suất” vẫn chỉ ở dạng lời hứa trên giấy. Có người nói “Khi chúng ta cố gắng giải bài toán lạm phát bằng một công cụ rất truyền thống là thắt chặt tiền tệ, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao thì “công cụ” này đưa chúng ta tới bài toán thậm chí còn khó giải hơn là nợ xấu, thất nghiệp và đình trệ”- những hậu quả của giảm phát. Minh chứng chính là “Sự giãy chết” của các thị trường vốn từ ngắn, trung, đến dài hạn và cái chết chưa được chôn của DN đủ loại. (Có khi nào chỉ trong một chu kỳ tính bằng 3 tháng mà 70% doanh nghiệp thua lỗ, 22.000 DN giải thể?!).
Sự giảm giá và “suy thoái sức mua” cũng đang cho thấy rằng sau một thời gian dài “thắt dây chuối” vì lạm phát, người dân giờ đây “đã cạn tiền”. Thế nên, nạn nhân khốn khổ nhất không gì khác, chính là đồng tiền trong túi người dân. Đồng tiền y như một con rối, bị giật giây bởi giá cả. Khi lạm phát tăng cao, giá cả “ở trên trời” thì của cải xã hội bị bào mòn, đồng tiền ngày càng “mỏng” về giá trị sức mua. Ngay sau lạm phát lại là giảm phát. Đó là khi dân không còn tiền. Đó là lúc họ rơi vào “chuỗi thoái hóa”: Giảm tổng cầu- giảm giá cả- nợ xấu- vỡ nợ- đình trệ- giảm thu nhập- thất nghiệp- tái nghèo- và ..giảm tổng cầu. Chuỗi thoái hóa này chỉ dừng lại khi mà tổng cầu tăng. Và từ cái “hố suy thoái”, đồng tiền túi người dân rơi sang một “cái hố” khác khi lạm phát “quay trở lại”.
Trên SGTT, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu: “Không có gì chứng minh kinh tế đã qua đáy”. Bởi đơn giản: Với những gì đang diễn ra, chưa thấy đâu là đáy.
Trên VnEconomy, TS. Quách Mạnh Hào bàn chuyện ngoài “vấn đề thuần túy kinh tế” là yếu tố tâm lý: “Sợ lạm phát quá mức dẫn tới thắt chặt quá mức”. Và bây giờ “nếu chúng ta sợ giảm phát, suy thoái quá mức thì chúng ta có thể sẽ lại mở rộng quá mức. Sai lầm thường lặp lại từ tâm lý sợ”.
Trong khi đó, dự án tượng đài Mẹ VN anh hùng đã được tái khởi động với tổng đầu tư 411 tỷ đồng, gấp hơn 8 lần so với dự kiến. Tất nhiên, đây là dự án được làm bằng tiền thuế của dân, những người đã không còn tiền để tạo ra cái gọi là “sức mua”.
Khi Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 được công bố với mức (âm) -0,26%, lần đầu sau 36 tháng, sự giảm phát của nền kinh tế có vẻ đã không còn là “lời cảnh báo” nữa. Một tờ báo đã làm một cuộc khảo sát ngoài chợ và nhận thấy rằng giá cả hàng hóa thiết yếu đang tiếp tục giảm trong bối cảnh chung là sự giảm giá và tồn kho trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế: Giá gạo giảm. Giá thịt giảm. Giá cá giảm. Giá rau xanh thậm chí giảm tới 1/3, tức 30%. Và cái giảm quan trọng nhất: Sức mua- cho dù mùa suy thoái năm nay ghi nhận những hình thức khuyến mại vô tiền khoáng hậu. Chẳng hạn cho “mượn tivi xem euro”, sau đó thấy thích thì mua.
Trong khi đó, thị trường BĐS tiếp tục xu hướng “mùa đông Bắc cực”. Trên thị trường chứng khoán, thay vì “cổ phiếu mớ rau”, báo chí bắt đầu sử dụng từ ngữ “cổ phiếu xác chết”. Và vốn giá rẻ trên “thị trường lãi suất” vẫn chỉ ở dạng lời hứa trên giấy. Có người nói “Khi chúng ta cố gắng giải bài toán lạm phát bằng một công cụ rất truyền thống là thắt chặt tiền tệ, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao thì “công cụ” này đưa chúng ta tới bài toán thậm chí còn khó giải hơn là nợ xấu, thất nghiệp và đình trệ”- những hậu quả của giảm phát. Minh chứng chính là “Sự giãy chết” của các thị trường vốn từ ngắn, trung, đến dài hạn và cái chết chưa được chôn của DN đủ loại. (Có khi nào chỉ trong một chu kỳ tính bằng 3 tháng mà 70% doanh nghiệp thua lỗ, 22.000 DN giải thể?!).
Sự giảm giá và “suy thoái sức mua” cũng đang cho thấy rằng sau một thời gian dài “thắt dây chuối” vì lạm phát, người dân giờ đây “đã cạn tiền”. Thế nên, nạn nhân khốn khổ nhất không gì khác, chính là đồng tiền trong túi người dân. Đồng tiền y như một con rối, bị giật giây bởi giá cả. Khi lạm phát tăng cao, giá cả “ở trên trời” thì của cải xã hội bị bào mòn, đồng tiền ngày càng “mỏng” về giá trị sức mua. Ngay sau lạm phát lại là giảm phát. Đó là khi dân không còn tiền. Đó là lúc họ rơi vào “chuỗi thoái hóa”: Giảm tổng cầu- giảm giá cả- nợ xấu- vỡ nợ- đình trệ- giảm thu nhập- thất nghiệp- tái nghèo- và ..giảm tổng cầu. Chuỗi thoái hóa này chỉ dừng lại khi mà tổng cầu tăng. Và từ cái “hố suy thoái”, đồng tiền túi người dân rơi sang một “cái hố” khác khi lạm phát “quay trở lại”.
Trên SGTT, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu: “Không có gì chứng minh kinh tế đã qua đáy”. Bởi đơn giản: Với những gì đang diễn ra, chưa thấy đâu là đáy.
Trên VnEconomy, TS. Quách Mạnh Hào bàn chuyện ngoài “vấn đề thuần túy kinh tế” là yếu tố tâm lý: “Sợ lạm phát quá mức dẫn tới thắt chặt quá mức”. Và bây giờ “nếu chúng ta sợ giảm phát, suy thoái quá mức thì chúng ta có thể sẽ lại mở rộng quá mức. Sai lầm thường lặp lại từ tâm lý sợ”.
Trong khi đó, dự án tượng đài Mẹ VN anh hùng đã được tái khởi động với tổng đầu tư 411 tỷ đồng, gấp hơn 8 lần so với dự kiến. Tất nhiên, đây là dự án được làm bằng tiền thuế của dân, những người đã không còn tiền để tạo ra cái gọi là “sức mua”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét