Trước mặt tôi là tập một sách giáo khoa TIẾNG VIỆT 1 của Nhà xuất bản Giáo dục. Sách đẹp. Trên góc trái bìa 4 in Huân chương Hồ Chí Minh, góc phải trưng Vương miện kim cương chất lượng quốc tế. Như vậy sách rất chi tuyệt vời, tin tưởng và đáng nể.Vinh quang ngời ngời thế kia chẳng yên tâm bỏ tiền để mua ư?
Thông tin đầu sách trang trọng thế này: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO \ Đặng Thị Lanh (Chủ biên)\ Hoàng Cao Cương- Trần Thị Minh Phương.
Cũng đầy đủ trách nhiệm với thông tin cuối sách về người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập lần đầu, người biên tập tái bản…
Cuốn sách nằm trên bàn tôi đây được tái bản lần thứ bảy (tháng 8/2009). Như vậy khi sách in lần thứ nhất, bé vào lớp 1 thì nay (2011) các cô cậu ấy chẳng mấy nỗi thời gian nữa đã là tú tài. Đáng hồi hộp. Ngần ấy năm “dùi mài kinh sử” hẳn học trò đã được trang bị bao nhiêu kiến thức.
Người ta thường ví trẻ con như tờ giấy trắng. Cuốn sách giáo khoa này góp phần cho sứ mạng đó thế nào? Ở đây chỉ nói riêng về viết hoa và không viết hoa. Cứ lung tung giáo khoa thế này, trẻ con chắc chết khiếp, bởi không thể hiểu tại sao viết như vậy..
Viết hoa các danh từ chung
Trang 15, Khỉ và Rùa ->Khỉ (viết hoa), Rùa (viết hoa).
Khỉ, rùa thì khác gì bàn, ghế, sách, bút, tay, chân, guốc, mũ…chẳng nhẽ viết hoa tất cả?
Tương tự, “Chú Bói Cá nghĩ gì thế?” (trang 67)\
“Chào Mào có áo màu nâu” (trang 81)\
“ Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ” (trang 87)\
“Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi” (trang 89)\
“Sói và Cừu” (trang 89)\
“Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa”(trang 91)\
“Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối” (trang 97)\
“Quạ và Công” (trang 121)\
“Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn” (trang133)\
“Con Mèo mà trèo cây cau, hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà” (trang 151)\
“Chuột nhà và Chuột đồng” (trang 152).
Cùng trang 87, Cừu (giữa câu) viết hoa nhưng hươu nai không viết hoa.
Cùng trang 89, Sao Sậu (giữa câu) viết hoa nhưng châu chấu, cào cào không viết hoa.
Cũng vẫn cuốn sách này, tên riêng không viết hoa:
“bé hà có vở ô li” ( trang 27)\
“dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ”\ (trang 31)\
“thứ tư, bé hà thi vẽ” (trang 37)\
“chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê” (trang 43)\
“nhà dì na ở phố” (trang 47)\
“chú tư ghé qua nhà” (trang 51)
“nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga” (trang 53)\
“quê bé hà có nghề xẻ gỗ, quê bé nga có nghề giã giò” (trang 57)\ …
Cũng là “bé hà”, “chị kha” nhưng ở trang 61 :" Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá”
Cũng là “dì na” nhưng ở trang 71:"Dì Na vừa gửi thư về”
Chớ nên giải thích rằng học sinh lớp 1 chưa cần phân biệt danh từ riêng và danh từ chung.
Cũng chớ cậy các em chưa biết, cứ tuỳ thích cẩu thả.
Hãy xem tập 2 sách TIẾNG VIỆT 1 (tái bản lần thứ bảy). Bìa 4 vẫn Huân chương Hồ Chí Minh, vẫn vương miện kim cương chất lượng quốc tế, vẫn mã vạch, vẫn tem chống hàng giả. Nhóm làm sách có thêm Hoàng Hoà Bình và Nguyễn Trí. Tuy vậy, tình hình “vẫn rất tình hình”. Xin dẫn ra đây:
“Ngỗng và Tép” (trang 17)
“Thoắt một cái, Sóc Bông đã leo lên ngọn cây” (trang 29)
“Chú Gà Trống khôn ngoan” (trang 31)
“Rùa và Thỏ”, “Thỏ nói gì với Rùa?”, “Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy?” (trang 54)
“Mưu chú Sẻ”, “Buổi sớm, con Mèo chộp được một chú Sẻ” (trang 70).
Cả 2 trang 70 +71 cứ lặp lại Mèo (viết hoa), Sẻ (viết hoa).
“Hổ và Trâu nói gì với nhau” (trang 72).
Cũng trang này, “ Hổ và người nói gì với nhau?”
(hổ, trâu viết hoa; người không viết hoa, tại sao?).
“Sư Tử và Chuột Nhắt” (trang 81)
“Tôi là Thỏ” \ “Tôi là Nai” \ “Tôi là Gió” (trang 94)
Trang 97+98 thì khác: “Chú công”\ “Con cóc là cậu ông giời” \“Tập tầm vông con công nó múa”(công, cóc không viết hoa).
Trang 108 thế này: “Sói và Sóc”\ “Chuyện gì xẩy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?”\“Sói định làm gì Sóc?” \“Sói hỏi Sóc thế nào?” \“Sóc giải thích vì sao Sói buồn”.
Trang 117: “Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào?”\“Vì sao Sói tiu nghỉu bỏ đi?”.
Tình hình trang 135 cũng như vậy: “Vì sao cô bé đổi Gà Trống lấy Gà Mái?”\“Vì sao cô bé đổi Vịt lấy Chó con?”. Trang 156:“Chị Mái và cô Mơ”. Trang 157, Chuột, Mèo (viết hoa) trong cả bài:“Con Chuột huênh hoang”. Trang 161, “Quả Sồi”\“ Cây Sồi” đều viết hoa tất thì quá đáng hơn nữa.
Nếu cứ thế này, thí dụ viết thế này chăng:
Trong Đầm gì đẹp bằng Sen
Lá Xanh, Bông Trắng lại chen Nhị Vàng
Nhị Vàng, Bông Trắng, Lá Xanh
Gần Bùn mà chẳng hôi tanh mùi Bùn
Sách giáo khoa là để dạy một môn học, không như các loại sách khác, nó đòi hỏi rất cao về sự chuẩn mực.
Tại sao bài viết này chỉ rặt dẫn lỗi của 2 tập sách? Xin thưa, không phải bới lông tìm vết mà là để đến một kết luận đau buồn về sự cẩu thả và thói vô trách nhiệm từ việc nhỏ. Viết hoa hay không viết hoa, sai lè ra đấy, giấy trắng mực đen mà ngần ấy thời gian, in đi in lại, duyệt lên duyệt xuống, vẫn vậy.
Thế mà cứ khoác lên chói lọi bấy nhiêu vinh quang!
*
Hiện nay dư luận phát sốt vì dự tính chi ra 70 ngàn tỷ đồng để biên soạn sách giáo khoa. Số tiền này thật lớn. Bình dân như chúng ta khó hình dung nổi lớn thế nào.
Tuy vậy không phải vì nước ta nghèo, phải thắt lưng buộc bụng.
Cái ta nghèo nhất: nghèo trí tuệ!
Mục tiêu giáo dục là gì thì ai cũng biết.
Chương trình giáo dục gồm những gì, ắt chỉ như ba thằng mù đi xem voi. Kẻ nào cũng cho mình đúng.
Thế rồi mạnh ai nấy làm. Kết cục ông chẳng bà chuộc, chẳng đâu vào đâu.
Thế hệ trước bị đào tạo vênh váo, rồi truyền lại sự vênh váo cho nhiều thế hệ sau. Rất tai hại.
Phải nghĩ thấu đáo dạy những vấn đề nào, tại sao. Tiến hành dạy những vấn đề đó như thế nào.
Nếu không, sẽ lớt phớt, chồng chéo, học đi học lại. Có gì đáng chán hơn khi “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Càng khó chịu khi chỉ cần nháy chuột là hiện ra ngay đầy đủ tư liệu một chiến dịch, đầy đủ thông số cần thiết của một hành tinh! Bắt học trò thuộc lòng những thứ đó quả là tra tấn. Điều này sẽ bàn trong một bài khác.
*
Cái khó lại vẫn nghèo trí tuệ. Rồi thì dạy văn ngoài văn, dạy sử ngoài sử!
Cái khó lại vẫn nghèo trí tuệ. Đầu óc học trò thành cái kho chứa chứ không phải được hướng dẫn suy nghĩ. Chỉ cần khuyến khích người học cách tiếp cận vấn đề, gợi mở con đường đi tới nhận thức thế giới khách quan. Đi tới một cách chững chạc khoa học.
Nếu không hoạch định thấu đáo phương hướng thì e rằng soạn lại toàn bộ sách giáo khoa cũng chỉ là thay những cái sai này bằng những cái sai khác, không hơn.
Soạn lại sách giáo khoa không chỉ chú ý sao cho không mắc lỗi chính tả. Tất nhiên!
Nguồn: Cungubacki
Thông tin đầu sách trang trọng thế này: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO \ Đặng Thị Lanh (Chủ biên)\ Hoàng Cao Cương- Trần Thị Minh Phương.
Cũng đầy đủ trách nhiệm với thông tin cuối sách về người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập lần đầu, người biên tập tái bản…
Cuốn sách nằm trên bàn tôi đây được tái bản lần thứ bảy (tháng 8/2009). Như vậy khi sách in lần thứ nhất, bé vào lớp 1 thì nay (2011) các cô cậu ấy chẳng mấy nỗi thời gian nữa đã là tú tài. Đáng hồi hộp. Ngần ấy năm “dùi mài kinh sử” hẳn học trò đã được trang bị bao nhiêu kiến thức.
Người ta thường ví trẻ con như tờ giấy trắng. Cuốn sách giáo khoa này góp phần cho sứ mạng đó thế nào? Ở đây chỉ nói riêng về viết hoa và không viết hoa. Cứ lung tung giáo khoa thế này, trẻ con chắc chết khiếp, bởi không thể hiểu tại sao viết như vậy..
Viết hoa các danh từ chung
Trang 15, Khỉ và Rùa ->Khỉ (viết hoa), Rùa (viết hoa).
Khỉ, rùa thì khác gì bàn, ghế, sách, bút, tay, chân, guốc, mũ…chẳng nhẽ viết hoa tất cả?
Tương tự, “Chú Bói Cá nghĩ gì thế?” (trang 67)\
“Chào Mào có áo màu nâu” (trang 81)\
“ Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ” (trang 87)\
“Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi” (trang 89)\
“Sói và Cừu” (trang 89)\
“Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa”(trang 91)\
“Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối” (trang 97)\
“Quạ và Công” (trang 121)\
“Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn” (trang133)\
“Con Mèo mà trèo cây cau, hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà” (trang 151)\
“Chuột nhà và Chuột đồng” (trang 152).
Cùng trang 87, Cừu (giữa câu) viết hoa nhưng hươu nai không viết hoa.
Cùng trang 89, Sao Sậu (giữa câu) viết hoa nhưng châu chấu, cào cào không viết hoa.
Cũng vẫn cuốn sách này, tên riêng không viết hoa:
“bé hà có vở ô li” ( trang 27)\
“dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ”\ (trang 31)\
“thứ tư, bé hà thi vẽ” (trang 37)\
“chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê” (trang 43)\
“nhà dì na ở phố” (trang 47)\
“chú tư ghé qua nhà” (trang 51)
“nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga” (trang 53)\
“quê bé hà có nghề xẻ gỗ, quê bé nga có nghề giã giò” (trang 57)\ …
Cũng là “bé hà”, “chị kha” nhưng ở trang 61 :" Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá”
Cũng là “dì na” nhưng ở trang 71:"Dì Na vừa gửi thư về”
Chớ nên giải thích rằng học sinh lớp 1 chưa cần phân biệt danh từ riêng và danh từ chung.
Cũng chớ cậy các em chưa biết, cứ tuỳ thích cẩu thả.
Hãy xem tập 2 sách TIẾNG VIỆT 1 (tái bản lần thứ bảy). Bìa 4 vẫn Huân chương Hồ Chí Minh, vẫn vương miện kim cương chất lượng quốc tế, vẫn mã vạch, vẫn tem chống hàng giả. Nhóm làm sách có thêm Hoàng Hoà Bình và Nguyễn Trí. Tuy vậy, tình hình “vẫn rất tình hình”. Xin dẫn ra đây:
“Ngỗng và Tép” (trang 17)
“Thoắt một cái, Sóc Bông đã leo lên ngọn cây” (trang 29)
“Chú Gà Trống khôn ngoan” (trang 31)
“Rùa và Thỏ”, “Thỏ nói gì với Rùa?”, “Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy?” (trang 54)
“Mưu chú Sẻ”, “Buổi sớm, con Mèo chộp được một chú Sẻ” (trang 70).
Cả 2 trang 70 +71 cứ lặp lại Mèo (viết hoa), Sẻ (viết hoa).
“Hổ và Trâu nói gì với nhau” (trang 72).
Cũng trang này, “ Hổ và người nói gì với nhau?”
(hổ, trâu viết hoa; người không viết hoa, tại sao?).
“Sư Tử và Chuột Nhắt” (trang 81)
“Tôi là Thỏ” \ “Tôi là Nai” \ “Tôi là Gió” (trang 94)
Trang 97+98 thì khác: “Chú công”\ “Con cóc là cậu ông giời” \“Tập tầm vông con công nó múa”(công, cóc không viết hoa).
Trang 108 thế này: “Sói và Sóc”\ “Chuyện gì xẩy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?”\“Sói định làm gì Sóc?” \“Sói hỏi Sóc thế nào?” \“Sóc giải thích vì sao Sói buồn”.
Trang 117: “Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào?”\“Vì sao Sói tiu nghỉu bỏ đi?”.
Tình hình trang 135 cũng như vậy: “Vì sao cô bé đổi Gà Trống lấy Gà Mái?”\“Vì sao cô bé đổi Vịt lấy Chó con?”. Trang 156:“Chị Mái và cô Mơ”. Trang 157, Chuột, Mèo (viết hoa) trong cả bài:“Con Chuột huênh hoang”. Trang 161, “Quả Sồi”\“ Cây Sồi” đều viết hoa tất thì quá đáng hơn nữa.
Nếu cứ thế này, thí dụ viết thế này chăng:
Trong Đầm gì đẹp bằng Sen
Lá Xanh, Bông Trắng lại chen Nhị Vàng
Nhị Vàng, Bông Trắng, Lá Xanh
Gần Bùn mà chẳng hôi tanh mùi Bùn
Sách giáo khoa là để dạy một môn học, không như các loại sách khác, nó đòi hỏi rất cao về sự chuẩn mực.
Tại sao bài viết này chỉ rặt dẫn lỗi của 2 tập sách? Xin thưa, không phải bới lông tìm vết mà là để đến một kết luận đau buồn về sự cẩu thả và thói vô trách nhiệm từ việc nhỏ. Viết hoa hay không viết hoa, sai lè ra đấy, giấy trắng mực đen mà ngần ấy thời gian, in đi in lại, duyệt lên duyệt xuống, vẫn vậy.
Thế mà cứ khoác lên chói lọi bấy nhiêu vinh quang!
*
Hiện nay dư luận phát sốt vì dự tính chi ra 70 ngàn tỷ đồng để biên soạn sách giáo khoa. Số tiền này thật lớn. Bình dân như chúng ta khó hình dung nổi lớn thế nào.
Tuy vậy không phải vì nước ta nghèo, phải thắt lưng buộc bụng.
Cái ta nghèo nhất: nghèo trí tuệ!
Mục tiêu giáo dục là gì thì ai cũng biết.
Chương trình giáo dục gồm những gì, ắt chỉ như ba thằng mù đi xem voi. Kẻ nào cũng cho mình đúng.
Thế rồi mạnh ai nấy làm. Kết cục ông chẳng bà chuộc, chẳng đâu vào đâu.
Thế hệ trước bị đào tạo vênh váo, rồi truyền lại sự vênh váo cho nhiều thế hệ sau. Rất tai hại.
Phải nghĩ thấu đáo dạy những vấn đề nào, tại sao. Tiến hành dạy những vấn đề đó như thế nào.
Nếu không, sẽ lớt phớt, chồng chéo, học đi học lại. Có gì đáng chán hơn khi “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Càng khó chịu khi chỉ cần nháy chuột là hiện ra ngay đầy đủ tư liệu một chiến dịch, đầy đủ thông số cần thiết của một hành tinh! Bắt học trò thuộc lòng những thứ đó quả là tra tấn. Điều này sẽ bàn trong một bài khác.
*
Cái khó lại vẫn nghèo trí tuệ. Rồi thì dạy văn ngoài văn, dạy sử ngoài sử!
Cái khó lại vẫn nghèo trí tuệ. Đầu óc học trò thành cái kho chứa chứ không phải được hướng dẫn suy nghĩ. Chỉ cần khuyến khích người học cách tiếp cận vấn đề, gợi mở con đường đi tới nhận thức thế giới khách quan. Đi tới một cách chững chạc khoa học.
Nếu không hoạch định thấu đáo phương hướng thì e rằng soạn lại toàn bộ sách giáo khoa cũng chỉ là thay những cái sai này bằng những cái sai khác, không hơn.
Soạn lại sách giáo khoa không chỉ chú ý sao cho không mắc lỗi chính tả. Tất nhiên!
Nguồn: Cungubacki
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét